Tạo ra loài sứa nhân tạo từ tế bào mô tim chuột và silicon

    phantoms9,  

    Một trong những loài sống lâu đời nhất.

    Loài sứa di chuyển trong nước bằng cách co bóp cơ thể hình chuông của mình, đẩy nước qua lỗ miệng, tạo lực đẩy cơ thể về phía ngược lại. Cơ chế bơm này cũng tương tự như việc tim bơm máu đi khắp cơ thể của con người. Do vậy, nếu đảo ngược cơ chế này của con sứa, đội ngũ nghiên cứu hy vọng có thể có được cái nhìn cụ thể về cách thức hoạt động của chiếc bơm sinh học này.  Và công cuộc nghiên cứu được bắt đầu bằng việc tạo ra một con sứa nhân tạo.
     

     
    Trong quá trình sáng tạo này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ phân tích (từ lĩnh vực sinh trắc thực địa và tinh thể) tạo ra một bản đồ các liên kết của mạng lưới protein trong tế bào của loài sứa. Sau đó, họ nghiên cứu điện sinh lý học và các cơ chế đẩy của loài sứa  nhằm xây dựng một nền tảng cơ bản về cơ chế hoạt động.
     

     
    Để tạo nên cơ thể thực, họ sử dụng mẫu cơ tim của loài chuột để làm nguyên liệu sau khi phát hiện ra nó bị kích thích điện trong môi trường chất lỏng. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng mẫu polymer silicon để tạo nên cơ thể mỏng cũng như các xúc tua.
     

     
    Sau khi đã hoàn thành, mẫu vật được đặt trong dung dich nước tương tự như nước biển. Các nhà khoa học sử dụng điện để kích hoạt con sứa bơi lội bằng cách tác động trực tiếp lên các cơ bắp. Và con sứa di chuyển y như một con sứa thật.
     

     
    “Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là kỹ thuật tạo mô” bác sĩ Nawroth cho biết, “ theo nhiều cách, chúng tôi vẫn đang cố gắng để có thể “sao chép” một bộ phận hay một cơ quan mà không cần phải tìm hiểu về các bộ phận phụ cũng như phân tích cấu tạo toàn bộ cơ quan đó. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để giúp con sứa nhân tạo có thể di chuyển và tạo cho nó “ một bộ não” .
     
    Nghiên cứu này sẽ được công bố cụ thể trong tạp chí sinh học Nature vào tháng tới.
     
    Tham khảo : gizmag
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ