Lịch sử ngành hàng không vũ trụ vừa có một dấu ấn rất lớn, khi lần đầu tiên một vệ tinh có thể hạ cánh trên một sao chổi.
Lịch sử ngành hàng không vũ trụ vừa có một dấu ấn rất lớn, khi lần đầu tiên một vệ tinh có thể hạ cánh trên một sao chổi. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) mới đây đã khẳng định rằng vào khoảng 16h GMT ngày 12 tháng 11, chiếc tàu thăm dò không gian không người lái Philae đã hạ cánh thành công trên bề mặt của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko hay còn được gọi là sao chổi Agilkia. Sao chổi Agilkia cách Trái đất khoảng 510 triệu km.
Tàu thăm dò Philae được đưa đến tiếp cận sao chổi Agilkia nhờ tàu mẹ Rosetta. Và khoảng 1 ngày trước khi hạ cánh thì tàu Philae mới được kích hoạt. Mặc dù gặp phải một số trục trặc ban đầu, như là pin của Philae làm ấm chậm hơn so với dự kiến trước khi đến nhiệt độ có thể hoạt động. Tuy nhiên sau đó mọi việc đều diễn ra theo kế hoạch.
Theo ESA, lực hấp dẫn trên sao chổi Agilkia chỉ bằng 1/100.000 trên Trái đất. Do đó sau khi đổ bộ lên bề mặt của sao chổi, tàu Philae phải cố định trên bề mặt bằng các mũi khoan sâu xuống bên dưới.
Dự án này đã được ESA triển khai từ năm 2004, khi đó tàu mẹ Rosetta đã được phóng vào vũ trụ, theo quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc sau khi tiếp cận sao chổi. Tàu Philae đã được tính toán để hạ cánh trên phía bề mặt có ánh sáng Mặt Trời, nhằm tận dụng thêm nguồn năng lượng Mặt Trời giúp tàu hoạt động trong quá trình đổ bộ.
ESA cho biết tàu Philae hiện đang thu thập dữ liệu hình ảnh và mẫu vật trước khi quay trở về. Với những gì thu thập được, các nhà khoa học hy vọng rằng sẽ có thể hiểu thêm về sự hình thành của vũ trụ, khi mọi thứ vẫn còn sơ khai.
Theo Gizmag
>>NASA thiết kế tàu vũ trụ có thể du hành với tốc độ ánh sáng
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android