(GenK.vn) - Trong lịch sử đã có rất nhiều thí nghiệm được thực hiện nhưng không đem lại thành công, nhiều thí nghiệm đã không đạt được kết quả như các nhà khoa học mong đợi, đôi khi mang lại những kết quả xa lạ so với những gì họ tưởng tượng.
Dưới đây là một số thí nghiệm kì lạ nhất trong các thí nghiệm đã được ghi lại (và một số trường hợp cũng chưa được ghi lại) trong lịch sử.
1. CIA tạo ra kẻ giết người hàng loạt
Unabomber (kẻ giết người hàng loạt) là Ted Kaczynski-một người đàn ông hiện đang phải thụ án tù chung thân vì giết chết 3 người và làm thương 23 người khác sau một loạt vụ đánh bom của mình. Trước đó, Kaczynski được biết đến với tài năng đáng kinh ngạc.
Khi còn là một đứa trẻ, Kaczynski bỏ qua lớp 6 và lớp 11 và bắt đầu nghiên cứu tại Đại học Harvard khi chỉ mới 16 tuổi. Khi còn nhỏ, ông thường xuyên bị bắt nạt do thiếu kĩ năng xã hội. Tuy vậy, sau này các đồng nghiệp đã sớm nhận ra trí thông minh toán học khác thường của ông. Kaczynski đã tham gia một thí nghiệm tâm lý do CIA thực hiện trong dự án kỹ thuật hành vi MKUltra. Nghiên cứu này do Tiến sĩ Henry Murray thực hiện. Tiến sĩ đã yêu cầu 22 người tham gia thí nghiệm viết một bài luận chi tiết về những ước mơ và nguyện vọng của họ. Các sinh viên sau đó đã được đưa tới một căn phòng được gắn các điện cực theo dõi hành vi, tại đó họ phải chịu những lời phê phán và chỉ trích nặng nề về bài luận họ đã viết.
Sau khi bị tác động tâm lý, những người tham gia bị buộc phải xem các đoạn video của mình, những video đó đã tác động mạnh vào tâm lý. Kaczynski là người có phản ứng tâm lý tồi tệ nhất và được tham gia thẩm vấn. Những thí nghiệm này kết hớp với sự thiếu kỹ năng xã hội và những kí ức bị bắt nạt thời thơ ấu đã khiến Kaczynski gặp những cơn ác mộng khủng khiếp. Cuối cùng, ông đã bị cách ly bên ngoài Lincoln, Montana.
Ở Lincoln, Kaczynski xây dựng cabin riêng của mình và bắt đầu một cuộc sống đơn giản, không có điện cũng như nước máy. Ông tự cung cấp mọi thứ cho cuộc sống của mình và tạo ra các công nghệ thô sơ bằng tay. Ông nhận ra công việc của mình bị giới hạn bởi sự phát triển và nền công nghiệp đã hủy hoại môi trường xung quanh. Sau khi địa điểm ưa thích của ông trong một khu vực hoang dã bị nền công nghiệp hóa phá hủy, Kaczynski đã có những thay đổi đáng kể tác động đến cuộc đời mình.
Ted bắt đầu tin rằng công nghệ chính là cái ác và do đó những người thúc đẩy nó phát triển cũng là những kẻ ác. Nhiều người cho rằng tham gia cuộc thí nghiệm nghiên cứu tại Harvard đã có những ảnh hưởng nặng nề đến Kaczynski dẫn đến kết quả là ông đã gửi bom thư tới nhiều cơ sở, trong đó có các sân bay và các trường đại học, những địa điểm dễ gây được sự chú ý của công chúng. Sau 18 năm khủng bố những người mà ông tin rằng đã thúc đẩy phát triển công nghệ, phá hủy thế giới, Kaczynski đã trở thành mục tiêu truy lùng của FBI.Vào năm 1995, Kaczynski yêu cầu báo chí xuất bản tuyên ngôn dài 50 trang được gọi là “Hiệp hội công nghiệp và tương lai của nó” của ông. Cuối cùng, ông trở nên nổi tiếng như là Unabomber khi giết chết 3 người và gây thương tích đến 23 trong hơn 18 năm suy sụp tinh thần của mình
2. CIA tạo ra chứng rối loạn tâm thần cho cả thị trấn
Thị trấn Pont-Saint Esprit ở Pháp không chỉ được biết đến với nhiều ổ dịch và còn sự lan rộng của bệnh rối loạn tâm thần vào ngày 15, tháng 8 năm 1951. Nhiều người tin rằng sự bùng nổ này (hơn 500 người) là kết quả một thí nghiệm được thực hiện bởi một chương trình của CIA.
Một báo cáo năm 1949 được cho là có liên quan đến những thí nghiệm của Mỹ với các thuốc mới được phát hiện, thuốc LSD. Những ảo giác từ loại thuốc này khiến người ta tin rằng mình bị rắn ăn thịt, một số người lại nhảy ra khỏi cửa sổ vì họ nghĩ đấy là máy bay. Vào thời điểm đó, Mỹ tin rằng có thể khai thác sức mạnh của loại thuốc LSD gây ảo giác với kẻ thủ, gây tổn thương khả năng của họ nhằm thực hiện các cuộc tấn công.
Sự cuồng loạn này cuối cùng cũng kết thúc với 5 người chết và ít nhất 2 người đã tự tử mà không có một lời giải thích rõ ràng nào. Sự ảo giác phổ biến ở loài nấm cựa gà độc do công ty hóa chất Sandoz gần Pont-Saint Esprit sản xuất. Người ta cho rằng, các công ty hóa chất đã cộng tác cùng CIA để sản xuất một khối lượng lớn LSD cho thí nghiệm của họ.
Cho đến nay, các ổ dịch gây ảo giác lớn đã xảy ra ở thị trấn nhỏ này của Pháp hiện vẫn chưa có câu trả lời.
3. Hedy Lamarr- Vẻ đẹp và trí tuệ
Hedy Lamarr là một diễn viên nổi tiếng bởi vẻ đẹp sắc sảo trên màn bạc trong suốt thời kì hoàng kim của MGM, nhưng ít ai biết rằng, vẻ đẹp của bà không chỉ ở nhan sắc mà còn ở trí thông minh tột đỉnh.
Ở những năm 1940, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp diễn xuất, Lamarr đã hợp tác với George Antheil với ý tưởng tạo ra một hệ thống thông tin liên lạc bí mật. Lamarr thực sự là một thiên tài toán học, với sự giúp đỡ của Antheil, bà đã tạo ra phiên bản đầu của tần số hopping và xin cấp bằng sáng chế. Bà hy vọng phát minh của mình có thể được sử dụng trong quân đội.
Với ý tưởng tần số hopping này bà đã phát triển bằng cách sử dụng một phím đàn piano để thay đổi giữa 88 tần số. Cuối cùng, sáng chế của bà cũng được Hải quân sử dụng vào năm 1962. Ngày nay, phát minh của bà đã được sử dụng rộng rãi là cơ sở phát minh Bluetooth và wifi. Tuy nhiên, bà chỉ nhận được một số tiền ít ỏi cho ý tưởng tuyệt vời vào năm 1997.
4. Bài hát “tự tử”
Có khi nào nghe một bài hát buồn da diết mà bạn bỗng muốn tự tử? Bài hát Gloomy Sunday do Rezso Seress sáng tác vào năm 1933 có thể khiến bạn có ý định tự tử khi nghe. Laszlo Javor đã viết lời bài hát và nó được Pal Kalmar thu âm lần đầu tiên vào năm 1935.
Trong khi bài hát đang được viết thì Hoa Kỳ rơi vào sự kìm kẹp của cuộc đại suy thoái với chính quyền phát xít lên nắm quyền tại đất nước Hungary của Secress. Lời bài hát của Laszlo Javor phản ánh sự mất mát niềm tin của ông vào con người và những điều bất công. Bài hát là một lời cầu nguyện buồn với Chúa mong Ngài thương xót cho những người xấu số trên thế giới, đó là lý do Secress đã gặp khó khăn để tìm nhà xuất bản bài hát đó. Laszlo Javor vưa chia tay với vị hôn thê và sau đó công bố bài hát với giai điệu và âm nhạc buồn da diết. Có đến 19 vụ tự tử ở Hungary và Hoa Kỳ đều liên quan đến bài hát theo cách này hay cách khác, trong đó có cả lần tự tử hụt của Seress khi muốn ném mình qua cửa sổ (tuy nhiên sau đó ông cũng qua đời khi thắt cổ bằng một sợi dây trong bệnh viện).
Bài hát u sầu đã bị cấm tại Hungary (và Mỹ). Đài phát thanh phát bài hát sẽ làm giảm tinh thần chiến đấu trong chiến tranh. Có một mối liên hệ giữa các trường hợp tử vong bao gồm tự tử ngay sau khi nghe bài hát, lời bài hát trong các ghi chú tự tử, cũng có xác chết cầm tờ nhạc, hay bài hát đang được chạy trên máy nghe nhạc của họ.
5. Quy tắc Haber
Hầu hết mọi người đều biết tới Fritz Haber khi ông đoạt giải Nobel về amoniac tổng hợp cho phân bón, vật liệu nổ, nhưng ít người biêt về viêc làm độc ác của ông cho quân đội Đức trong Thế chiến I. Các nhà khoa học thời đó xem cuộc chiến tranh thế giới không chỉ là cuộc chiến tranh giữa các quốc gia mà còn là cuộc chiến giữa các nhà khoa học. Haber còn được biết đến là “cha đẻ của chiến tranh hóa học”, ông đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển vũ khí hóa học. Haber đã có thể phát triển loại khí clo gây chết người do mật độ của nó, nó sẽ được thả trong chiến hào của kẻ thù, gây ngạt thở và đốt họ đến chết. Ông cũng phát hiện ra rằng thời gian tiếp xúc lâu với nồng độ thấp của loại khí chết người này có những tác động tương tự như khoảng thời gian ngắn tiếp xúc với nồng độ cao. Ông đã tính toán mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với thời gian, thực hiện phương trình "Các quy tắc của Haber."
Haber hãnh diện khi phục vụ cho quân đội Đức và thậm chí còn được Kaiser thăng chức đội trưởng trong chiến tranh hóa học. Haber cho rằng chiến tranh khí đốt là nhân đạo. Nhưng vợ ông, Clara Immerwahr (nhà hóa học nữ đầu tiên có bằng tiến sĩ tại Đại học Breslau), phản đối mạnh mẽ sự tham gia của ông trong chiến tranh khí đốt. Cuối cùng bà đã tự sát sau khi chứng kiến những tác động kinh khủng của khí clo có trong trận Ypres.
Khi Thế chiến II bắt đầu, Đức quốc xã đã tiếp cận Haber, họ đã tài trợ cho ông để tiếp tục nghiên cứu vũ khí hóa học. Haber từ chối và trốn sang Cambridge, Anh với trợ lý của mình. Trong thời gian đó, người ta nói rằng Ernest Rutherford từ chối bắt tay với Haber vì những gì ông đã làm trong chiến tranh hóa học. Trong những năm 1920, các nhà nghiên cứu tại viện Haber tiếp tục phát triển nhiều hình thức của chiến tranh hóa học chết người bao gồm cả công thức xyanua Zyklon A, mà sau này được phát triển thành Zyklon B để phóng hơi ngạt tại trại tập trung của Đức Quốc xã.
Tham khảo: listverse
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android