Công trình này được coi là "cánh rừng giữa Milan" của Italy.
Hai tòa tháp cao 78 mét và 104 mét tại thành phố Milan của Italy đã được đưa vào sử dụng từ năm 2014 tới nay. Được gọi với cái tên Bosco Verticale, 2 tòa tháp này không giống các tòa nhà cao tầng khác xung quanh nó, nhờ vào những cây xanh được trồng ngay bên ngoài của mỗi phòng ốc.
Hơn 700 cây các loại và 90 miếng đất được đặt xung quanh các tầng nhà, phủ cây xanh lên 2 tòa nhà này đúng nghĩa của nó. Là 1 trong những công trình kiến trúc xanh lớn và cao nhất trên thế giới, Bosco Verticale đã về nhì trong cuộc bình trọn các tòa nhà chọc trời có thiết kế ấn tượng nhất. Đồng thời nó cũng định nghĩa lại khái niệm "kiến trúc xanh" của các công trình trong đô thị hiện đại.
Chân dung 2 tòa tháp Bosco Verticale tại Milan.
Kiến trúc xanh được sử dụng trong thiết kết Bosco Verticale thật sự "xanh". Ngoài vấn đề thẩm mỹ, các cây xanh còn mang lại nhiều lợi ích cho những người sống và làm việc trong 2 tòa tháp này. Cây xanh giúp ngăn khói bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra khí oxy và điều hòa nhiệt độ trong nhà.
Khi mùa đông tới, ánh nắng mặt trời có thể dễ dàng xuyên qua các tán cây và làm ấm các căn phòng. Ngược lại, lá cây cũng có thể cản ánh nắng mạnh khi mua hè tới.
Bên trong 2 tòa nhà cao tầng này, có 1 hệ thống tưới nước sử dụng nước thải từ con người để nuôi sống cây xanh. Quy trình này rất thân thiện môi trường, đúng với ý nghĩa của các công trình kiến trúc xanh.
Các mặt cắt của 2 tòa nhà, cho thấy sự phức tạp trong thiết kế của Bosco Verticale.
Stefano Boeri, kiến trúc sự đồng thời cũng là 1 nhà thiết kế nói rằng việc thêm cây xanh sẽ ảnh hưởng phần nào tới việc định hướng không gian đô thị, khi mà các tòa nhà bằng kính và bê tông là điều mà chúng ta nên dần bỏ lại phía sau. "Đây sẽ là một hình mẫu của khu vừng trong thành phố, khác biệt ở chỗ nó được sắp xếp theo chiều dọc", anh nói thêm.
Đúng là như vậy, nếu số cây của Bosco Verticale được trồng trên mặt đất, nó sẽ chiếm khoảng 8000 mét vuông đất để trải đều chúng. Và việc trồng chúng trên độ cao như vậy cũng không hề dễ dàng, ước tính người ta mất tới 2 năm để tỉa từng cái cây sao cho phù hợp với việc bọc lấy 1 tòa nhà cao tầng.
Và nếu tòa tháp đôi này truyền nguồn cảm hứng cho các công trình khác trong thành phố, quy mô của "cánh rừng" sẽ trở nên rất lớn.
Ở Úc, một công trình "rừng trồng dọc" cao nhất thế giới đang được xây dựng. Kiến trúc sư Jean Nouvel và nhà thực vật học Patrick Blanc đã bắt tay với nhau để xây nên One Central Park tại Sysney. Cấu trúc tòa nhà có hơi hơn 190 loài thực vật bản địa của Úc và nhiều nơi trên thế giới, tất cả được treo lên quanh tòa nhà.
Tại Seoul, có 1 công trình khác giống như cái cây khổng lồ 70 tầng có tên Skyfarm cũng đi theo hướng phong cách kể trên. Đúng như cái tên của nó, người ta có thể trồng trọt và thu hoạch các loại cây vô cùng hiệu quả, ngay trong thành phố.
Skyfarm tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Việc đưa thiên nhiên vào các đô thi đã vượt qua các tiêu chuẩn về kiến trúc xanh và đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn.
Năm 1800, chỉ có 3% người dân sống ở các thành phố lớn, nhưng năm 1950 tỉ lệ đó đã tăng lên gấp 10 lần. Còn ngày nay, ở nhiều quốc gia, tỉ lệ này lên khoảng 74%. Vì thế, hầu hết mọi người đều rất mong muốn tạo ra 1 môi trường gần gũi với thiên nhiên ngay tại nợi họ sống, trong các đô thị đông đúc. Bosco Verticale có lẽ đã mở ra 1 hướng đi cho mới cho kiến trúc đô thị.
Tham khảo Techinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?