Vi khuẩn tưởng chừng vô hại này đã giết hại 1/3 dân số thế giới ngày trước

    Kuroe,  

    Một số nghiên cứu gần đây đã tìm ra nguyên nhân loài vi khuẩn gây ra đại dịch "Cái chết Đen" xuất hiện - do đột biến từ một loài vi khuẩn gây ra bệnh đường ruột vốn không quá nguy hiểm.

    Các nhà khoa học có lẽ đã không còn xa lạ gì với một loài khuẩn que nhỏ bé đã từng gây nên đại dịch Cái chết Đen nổi tiếng thời Trung Cổ, "càn quét" khắp Tây Âu, khiến gần 1/3 dân số thiệt mạng. Và sau một số nghiên cứu gần đây về đại dịch này, chúng ta đã biết được một sự thật có phần bất ngờ: chỉ một vài đột biến gen nhỏ là đủ để biến một loại vi khuẩn tưởng chừng như vô hại trong dạ dày thành "con quái vật" giết người hàng loạt.

    Trong những năm tháng đỉnh điểm, đại dịch Cái chết Đen lây lan nhanh đến nỗi, chúng có thể tiêu diệt cả một ngôi làng chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần. Thậm chí các y bác sĩ cũng không dám tới gần để khám cho bệnh nhân, do họ lo sợ rằng bệnh dịch lây lan qua "chướng khí" trong các ngôi làng.

     Các bác sĩ Trung Cổ mang theo rất nhiều thảo dược để loại trừ chướng khi

    Các bác sĩ Trung Cổ mang theo rất nhiều thảo dược để loại trừ "chướng khi"

    Đại dịch chết chóc này đến từ một loài khuẩn que mang tên Yersinia pestis (Y.pestis, tác nhân gây ra bệnh dịch hạch), lây lan thông qua các loài gặm nhấm cũng như bọ chét trên cơ thể chúng. Loài khuẩn này nguy hiểm đến độ, chỉ cần 3 con vi khuẩn là đủ để giết một chú chuột trong phòng thí nghiệm. Nếu xét đến việc mỗi vết bọ chét cắn có thể truyền tới 24.000 khuẩn Y.pestis, thì đúng là việc con người sống sót được qua đại dịch Cái chết Đen là cả một điều kì diệu.

    Chỉ có điều, khuẩn que chết người Y.pestis, về cơ bản không khác một loài vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác, mà trong trường hợp xấu nhất chỉ khiến người bệnh bị tiêu chảy nhẹ. Theo như lời của Carrie Arnold trong tạp chí Quanta thì:

    Các nghiên cứu gen gần đây đã tìm ra được nguồn gốc của loài khuẩn que gây nên đại dịch nguy hiểm Cái chết Đen. Thật bất ngờ, "ông tổ" của loài khuẩn này là một loại vi khuẩn đường ruột có tên Y.pseudotuberculosis, gây bệnh tiêu chảy nhẹ. Thậm chí có một số người mắc phải khuẩn này mà không hề hay biết gì cả vì chúng quá yếu ớt. Tuy nhiên chỉ cần một vài đột biến nhỏ là đủ để khiến vi khuẩn tưởng chừng như vô hại này biến thành thứ vũ khí có thể giết chết bệnh nhân chỉ trong chưa đầy 3 ngày.

    Trong một số nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành so sánh mẫu khuẩn tại hai điểm phát dịch khác nhau. DNA của khuẩn Y.pestis thu được từ ổ dịch tại London, cũng như từ mộ của những nạn nhân đại dịch ngày xưa tương đối giống nhau. Hơn nữa, các mẫu khuẩn thu được ở thời điểm hiện tại cũng tỏ ra không có quá nhiều thay đổi. Nghiên cứu này cho thấy rằng khuẩn Y.pestis vẫn chưa đột biến được quá lâu để có thể tạo ra thêm nhiều biến thể mới hơn.

    Những đột biến nhỏ này liên quan đến một loại protein tên là urease, tìm thấy trong lớp vỏ tế bào của vi khuẩn, và đoạn gen quy định một protein khác của khuẩn pestis ngăn chặn việc hình thành các huyết khối. Nếu như đột biến này không xuất hiện, các huyết khối sẽ đóng vai trò chặn giữ vi khuẩn gây bệnh, ngăn không cho chúng sinh sôi và lây lan đến các nơi khác trong cơ thể.

    Tham khảo Gizmodo

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ