Khảo sát cho thấy 50% thiết bị người dùng gặp phải những vấn đề nghiêm trọng sau mỗi bản cập nhật của Windows
Bên cạnh những tính năng mới thì các bản cập nhật của Windows cũng mang lại không ít rắc rối cả về phần cứng lẫn phần mềm cho thiết bị của người dùng.
Trong nhiều năm gần đây, rất nhiều chuyên gia cho rằng chương trình Windows Insider của Microsoft hoạt động không thực sự hiệu quả. Bằng chứng là hai bản cập nhật lớn mỗi năm (Windows Updates) vẫn đều ẩn chứa những lỗi nghiêm trọng mà người dùng nội bộ không thể phát hiện ra trong quá trình sử dụng thử nghiệm.
Mới đây, trang web dành cho người tiêu dùng Which đã tiến hành một khảo sát cho thấy có khoảng 50% thành viên của họ gặp phải những vấn đề lớn sau mỗi bản cập nhật của Windows, trong đó bao gồm cả những lỗi cực kỳ nghiêm trọng.
Có khoảng 50% người dùng gặp phải những vấn đề nghiêm trọng sau khi cập nhật Windows.
Cụ thể, có 1.100 người dùng Which đã tham gia bài khảo sát này, trong đó 21% gặp vấn đề về tương thích phần mềm, ví dụ như một số ứng dụng không thể khởi động sau khi cập nhật. Ngoài ra, 16% người dùng cũng “dính” những lỗi về phần cứng như các thiết bị ngoại vi không hoạt động bình thường hoặc một số máy tính chậm đi trông thấy hoặc thậm chí là không thể khởi động lại.
Which cho biết 46% người dùng bị hỏng máy tính sau khi cập nhật đã chấp nhận “mở hầu bao” và tìm đến các dịch vụ sửa chữa với mức giá trung bình 90 USD/máy. Tuy nhiên, Which khẳng định đây là một điều hết sức vô lý vì Microsoft mới là người phải chịu trách nhiệm mỗi khi phần mềm của họ gây thiệt hại cho máy tính hoặc các thiết bị khác của người dùng.
Which chia sẻ thêm, trong vòng 3 năm qua, số lượng người dùng gặp phải vấn đề liên quan đến Windows 10, cả phiên bản PC và điện thoại, đã tăng lên nhiều hơn bất kì hệ điều hành nào khác. Đại diện của Which cho biết Microsoft nên cảnh báo những vấn đề về phần mềm có thể gặp phải sau mỗi bản cập nhật và cho phép người dùng chủ động quyết định có nên cập nhật hay không. Tuy nhiên, riêng những bản cập nhật bảo mật là bắt buộc và nên được tách riêng để bảo vệ an toàn cho thiết bị người dùng.
Which cho rằng chính Microsoft, chứ không phải người dùng, cần chịu trách nhiệm mỗi khi Windows gây ảnh hưởng đến phần cứng cũng như phần mềm của thiết bị.
Trước kết quả khảo sát không mấy lạc quan này, Microsoft cho biết: “Chúng tôi muốn đảm bảo người tiêu dùng sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ cần thiết để có được những trải nghiệm cập nhật Windows tốt nhất. Và chúng tôi cũng sẽ tiếp tục lắng nghe những thắc mắc cũng như vấn đề mà mỗi người dùng gặp phải để đưa ra giải pháp tối ưu nhanh nhất có thể”.
Hãng khẳng định: “Các thành viên của Which cũng rất quan trọng đối với chúng tôi, vì thế chúng tôi đang tích cực thiết lập quan hệ với họ để đảm bảo có thể hỗ trợ họ nhanh chóng và dễ dàng nhất”.
Theo MSpoweruser
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"