Khi con đến tuổi dậy thì, vì sao chúng “ghét” mẹ nhất? Câu trả lời từ tâm lý học vừa thực tế vừa đau lòng

    Hiểu Đan,  

    Theo bạn là vì sao?

    Bạn có bao giờ nhận thấy con mình dường như trở thành một người khác sau khi đến tuổi dậy thì không? Đứa bé nhỏ từng quấn quýt bỗng trở nên lạnh lùng, giận dữ với bạn hết lần này đến lần khác và hành động như thể bạn chẳng nói gì hay làm gì là đúng cả.

    Nhiều phụ huynh nói rằng một khi đứa trẻ đến tuổi dậy thì giống như cầm một thùng thuốc súng sẽ nổ tung bất cứ lúc nào. Không những vậy, đứa trẻ còn suốt ngày chống đối mẹ.

    Khi con đến tuổi dậy thì, vì sao chúng “ghét” mẹ nhất? Câu trả lời từ tâm lý học vừa thực tế vừa đau lòng- Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Khi con đến tuổi dậy thì, vì sao chúng "ghét" mẹ nhất? Câu trả lời mà tâm lý học đưa ra vừa thực tế vừa đau lòng.

    1: "Tuyên ngôn độc lập" của thiếu nhi

    Nhà tâm lý học người Mỹ - Erik Erikson chỉ ra rằng trẻ vị thành niên thực sự đang trải qua một sự thay đổi quan trọng trong cuộc sống - chúng bắt đầu trở nên độc lập, tách khỏi sự che chở của cha mẹ, theo đuổi sự thức tỉnh và độc lập trong khả năng tự nhận thức của mình.

    Đây được gọi là "Tuyên ngôn độc lập của tuổi vị thành niên".

    Từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, chúng ta là thế giới của con cái mình. Chúng cần giúp đỡ mặc quần áo, cho ăn và trả lời tất cả các câu hỏi. Nhưng khi tuổi dậy thì đến, các em bắt đầu thay đổi: "Con không còn là đứa con bé bỏng của mẹ nữa mà đã là một người trưởng thành tự lập". Nhu cầu tâm lý độc lập này sẽ khiến các em muốn thoát khỏi sự kiểm soát của mẹ và trải nghiệm cuộc sống của chính mình.

    Nếu muốn giải đáp những câu hỏi như "tôi là ai", "tương lai của tôi ở đâu" và "làm cách nào để thích nghi với xã hội", trẻ không thể vâng lời nữa mà phải tách khỏi người lớn, suy nghĩ và tự đưa ra các quyết định.

    Vào lúc này, nếu chúng ta tiếp tục đưa ra quyết định cho trẻ mọi lúc, tham gia vào cuộc sống của chúng và thậm chí can thiệp bằng nhiều cách khác nhau dưới danh nghĩa chăm sóc như trước đây, đứa trẻ sẽ cảm thấy: "Thật khó để lớn lên". Sau đó, nó sẽ cảm thấy chán ghét, thậm chí không thích và chống đối bạn bằng nhiều cách khác nhau.

    Thực ra, đứa trẻ không ghét mẹ, mà ghét cảm giác bị can thiệp, kiểm soát.

    2: Tâm trạng thay đổi mạnh mẽ

    Ngoài những thay đổi về thể chất, trẻ vị thành niên còn trải qua những biến động và điều chỉnh rất lớn về tâm lý.

    Nội tiết tố đang hoành hành trong cơ thể khiến cảm xúc của trẻ dao động như tàu lượn siêu tốc. Hôm nay trò chuyện và cười đùa với bạn, nhưng ngày mai có thể mất bình tĩnh vì điều gì đó bạn nói mà chúng không hài lòng. Các nhà tâm lý học gọi hiện tượng này là "quá tải cảm xúc".

    Khi não bộ chưa phát triển hoàn thiện, trẻ vị thành niên có khả năng quản lý cảm xúc tương đối yếu và dễ bị cảm xúc dẫn dắt. 

    Trong mắt các em, người dễ khơi dậy cảm xúc nhất chính là cha mẹ, đặc biệt là mẹ. Vì mẹ là người gần gũi và an toàn nhất nên con sẽ trút hết mọi cảm xúc của mình mà không hề dè dặt. 

    Bạn có thể cảm thấy khó chịu, nhưng nhìn từ một góc độ khác, chính vì con tin tưởng bạn nên chúng sẽ thể hiện cho bạn những cảm xúc chân thật nhất mà không hề đắn đo - mặc dù những cảm xúc này có thể không mấy thân thiện.

    Ba: Tìm lại bản sắc riêng

    Trẻ vị thành niên đang trải qua quá trình khám phá bản sắc. Chúng bắt đầu quan tâm đến những câu hỏi như "tôi là ai" và "tôi muốn trở thành ai?" Kiểu khám phá này đòi hỏi các em phải không ngừng thử thách và thách thức nhận thức ban đầu của mình, và quan điểm cũng như thói quen hành vi của mẹ chính là điều các em muốn thử thách nhất.

    Khi người mẹ bảo con phải làm gì, điều gì đúng, điều gì sai, con rất dễ nảy sinh tâm lý chống đối: "Tại sao điều mẹ nói là đúng?". 

    Đây là một quá trình thay đổi tâm lý của trẻ: Trẻ phải xác lập bản sắc riêng thông qua sự đối đầu - để chứng tỏ mình khác với mẹ, để chứng minh rằng mình đã trưởng thành và không còn là những đứa trẻ cần sự chăm sóc của mẹ.

    Bốn: Chúng ta nên làm gì?

    ① Hãy từ bỏ "ham muốn kiểm soát" và cho con bạn không gian riêng

    Trẻ vị thành niên cần tự chủ hơn và muốn có thể tự mình quyết định dù lớn hay nhỏ trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải học cách buông bỏ dần dần và để con tự đưa ra một số quyết định. Dù đôi khi chúng phạm sai lầm, chúng ta cũng phải cho chúng cơ hội để cố gắng và gánh chịu hậu quả.

    Ví dụ, trẻ có thể được phép tự quyết định các hoạt động trong ngày vào cuối tuần, đến nhà bạn chơi hay chơi với bạn ở nhà. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự chủ và học cách lên kế hoạch cho thời gian của riêng mình.

    Trong cuộc sống, chúng ta không nên "ra lệnh" cho con cái nữa. Có thể hỏi thêm: "Mẹ nên làm gì?". Hãy cố gắng để con tự tìm cách giải quyết vấn đề.

    ②Tiếp tục giao tiếp nhưng đừng cằn nhằn

    Chúng ta cần giao tiếp với con nhiều hơn nhưng không được cằn nhằn. Mặc dù bề ngoài con không ưa bạn nhưng trong sâu thẳm, nó vẫn mong mỏi sự thấu hiểu và hỗ trợ của chúng ta. Hãy ngừng đối xử với con như một đứa trẻ và hãy xem trẻ như một người bạn. Giữa bạn bè, không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ trích người khác phải không?

    Khi trẻ nói chuyện với chúng ta, hãy lắng nghe nhiều hơn và khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng. Nếu trẻ cảm thấy cáu kỉnh về điều gì đó, đừng vội đưa ra lời khuyên và đừng vội đánh giá xem trẻ làm tốt hay không. Chúng ta nên ngồi lại với trẻ trước và kiên nhẫn lắng nghe những gì trẻ nói.

    ③Hiểu và chấp nhận cảm xúc 

    Những cảm xúc của tuổi thanh xuân cũng khó lường như thời tiết. Trẻ có lúc lạnh lùng, có lúc nhiệt tình, có lúc lại cực kỳ tự tin, có lúc lại rất tự ti; Chúng ta phải kiên nhẫn, cho phép con có những thăng trầm về mặt cảm xúc và không cảm thấy rằng đang bị từ chối vì thái độ của chúng.

    Khi một đứa trẻ tức giận vì một vấn đề tầm thường, thay vì đáp trả hoặc trừng phạt ngay lập tức, bạn có thể bình tĩnh nói với con: "Mẹ biết con đang tức giận, và chúng ta sẽ đợi cho đến khi con bình tĩnh lại rồi mới nói chuyện".

    Hãy nhớ rằng, việc con "ghét" bố mẹ chỉ là tạm thời. Đây thực chất là dấu hiệu cho thấy trẻ đã nỗ lực trưởng thành và đang hướng tới sự tự lập.

    Mặc dù quá trình này mệt mỏi nhưng chỉ cần hiểu và ủng hộ con, tin rằng cuối cùng trẻ sẽ thoát ra khỏi giai đoạn bối rối này và xây dựng lại mối quan hệ cha mẹ - con cái mới, trưởng thành và đầy gắn kết.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ