Giữa dòng chảy của thời đại, những giá trị văn hóa truyền thống đang được người trẻ "thiên biến vạn hóa" để dù trong bất kỳ hình hài nào cũng không đánh mất đi gốc rễ nguyên bản.
Khi nói về cách GenZ nhìn nhận và gìn giữ văn hóa truyền thống trong thời đại số, người ta vẫn còn tranh cãi liệu đâu là ranh giới của giao thoa với xâm lấn và những ảnh hưởng của công nghệ, số hóa tới cách thế hệ này sáng tạo dựa trên yếu tố truyền thống liệu là tốt hay xấu.
Như một đồng xu hai mặt, công nghệ sẽ cho GenZ công cụ để dễ dàng tiếp cận và sáng tạo với những cảm hứng từ văn hóa truyền thống. Nhưng sử dụng công nghệ làm sao và sử dụng như thế nào để những sáng tạo đó không đi quá giới hạn lại phụ thuộc vào bản thân họ.
Lần đầu tiên, hai họa sĩ trẻ là Nam Chi, theo đuổi những giá trị nguyên bản trong gìn giữ tranh dân gian và Thái Linh, người theo đuổi lối sáng tạo phá cách dựa trên những cảm nhận về văn hóa truyền thống, đã hội ngộ cùng nhau và chia sẻ góc nhìn của giới trẻ trên hành trình tiếp nối tranh dân gian và xa hơn là gìn giữ văn hóa truyền thống đặt trong bối cảnh công nghệ số.
Hai họa sĩ trẻ Nam Chi và Thái Linh cùng bàn về câu chuyện bảo tồn văn hóa truyền thống với VJ Thùy Minh. (Ảnh: Samsung)
Công nghệ vừa giúp gìn giữ vừa giúp lan tỏa
Các công cụ hay thiết bị công nghệ hiện nay không chỉ giúp người trẻ đi nhanh hơn mà còn đi xa hơn trên con đường bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Bảo tồn không chỉ nằm ở câu chuyện gìn giữ mà nằm ở việc phát triển và khiến những giá trị này tới gần hơn với thế hệ đương thời.
Thông qua công nghệ, cách mà thế hệ người trẻ hiện tại trải nghiệm văn hóa truyền thống cũng đang dần được "tái định nghĩa". Ví dụ như trong câu chuyện của hội họa được hai họa sĩ trẻ Nam Chi và Thái Linh thảo luận.
Theo Thái Linh, hội họa thời nay không bị giới hạn bởi chất liệu, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp digital với những chất liệu truyền thống. Những chất liệu chính sẽ là gốc rễ không thể nào thiếu được và giá trị ngày một tăng lên. Còn kỹ thuật số sẽ giúp đưa những giá trị nguyên bản ấy trở nên gần gũi và tiếp cận tới nhiều người hơn.
Kết hợp digital trong sáng tạo những tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống sẽ mang lại khả năng tiếp cận với người trẻ một cách dễ dàng hơn. (Ảnh: Samsung)
Đồng ý với Thái Linh, Nam Chi cũng bày tỏ khi những bức tranh dân gian hoặc tranh lấy cảm hứng từ tranh dân gian được phủ lên một lớp digital với những trải nghiệm mới lạ về giác quan như chuyển động, âm thanh,...sẽ khiến người trẻ cảm thấy hứng thú hơn với nghệ thuật truyền thống và thúc đẩy các bạn tìm hiểu những giá trị gốc đằng sau mỗi tác phẩm.
Từ sự đặc sắc khi kết hợp với công nghệ hay digital, người trẻ cũng sẽ được truyền cảm hứng để tìm hiểu về những giá trị nguyên bản. (Ảnh: Samsung)
Xu hướng kết hợp giữa digital với truyền thống cũng đang lan tỏa và được ứng dụng vào nhiều triển lãm hội họa hay bảo tàng trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nhờ vào bàn tay của công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những trải nghiệm mới trên các chất liệu truyền thống.
Không chỉ giúp việc lan tỏa trở nên dễ dàng hơn mà bản thân công nghệ cũng đang hỗ trợ đáng kể cho những họa sĩ trẻ lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống như Nam Chi và Thái Linh.
Là một người hay vẽ tranh trên tablet, Thái Linh chia sẻ mỗi khi gặp một nguồn cảm hứng, có thể đến từ sách, tranh hay các ngôi chùa, phủ, anh thường ghi nhớ hoặc dùng tablet để vẽ phác thảo lại rồi từ đó sắp xếp để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh. Thông qua những công cụ tiện lợi trên một chiếc tablet, Thái Linh chia sẻ anh có thể sáng tác một tác phẩm với nhiều chi tiết cầu kỳ chỉ trong vòng 3 ngày.
Mặc dù không thường xuyên vẽ trên tablet nhưng Nam Chi cũng chia sẻ công nghệ đang hỗ trợ nhiều cho những họa sĩ như anh khi mà giờ đây việc mua sắm các chất liệu vẽ trở nên dễ dàng hơn thông qua mua sắm trực tuyến.
Theo khuôn mẫu để gìn giữ hay phá cách để lan tỏa?
Không thể phủ nhận công nghệ đang tạo ra cho người trẻ những lợi thế trong gìn giữ và lan tỏa văn hóa truyền thống tới các thế hệ đương thời và kế cận. Tuy nhiên, quay trở lại điểm gây tranh cãi của vấn đề chính là làm sao để sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ vẫn giữ được bản sắc mà không bị lai căng hay xâm lấn thì cả hai họa sĩ trẻ đều cho rằng mấu chốt nằm ở việc am hiểu và nắm những điều căn bản.
Những tác phẩm được lấy cảm hứng gần như hoàn toàn từ tranh dân gian ở cả chất liệu và kỹ thuật vẽ như tác phẩm "Tố Nữ" của Nam Chi, lấy cảm hứng từ "Tứ Bình Tố Nữ" trong tranh Hàng Trống, chính là nguồn cảm hứng để những người trẻ sáng tạo như Thái Linh tìm hiểu về giá trị gốc rễ.
Và từ nguồn cảm hứng đó, các tác phẩm digital phá cách của Thái Linh sẽ giúp đưa những giá trị văn hóa tới gần hơn với người trẻ và cộng đồng quốc tế.
Sáng tạo, phá cách là không giới hạn nhưng những quy chuẩn căn bản chính là thứ sẽ neo lại để phá cách không vượt quá ranh giới. Văn hóa truyền thống là những giá trị tốt đẹp được tạo nên theo dòng chảy lịch sử, nó phản ánh hình ảnh đặc trưng của con người, xã hội và lối sống ở một vùng đất, là bản sắc để phân biệt văn hóa quốc gia. Thấu hiểu những giá trị cốt lõi và đưa vào trong các tác phẩm sáng tạo cũng góp phần tạo nên vị thế và chỗ đứng cho những nhà sáng tạo trẻ Việt trong thế giới hội nhập.
Với sự hình thành và lan tỏa của những cộng đồng trẻ hoặc theo đuổi sự phá cách, hoặc tìm về những giá trị nguyên bản, chúng ta hoàn toàn có thể tin vào một thế hệ sẽ góp phần đưa văn hóa truyền thống lan truyền sâu và rộng hơn nữa. Từ đó, văn hóa nghệ thuật trong nước sẽ vươn xa hơn nhưng vẫn mang bản sắc của dân tộc.
Galaxy Tab S9 Series, máy tính bảng thế hệ mới của Samsung đồng hành cùng người trẻ "khơi cảm hứng, bừng sáng tạo" và lan tỏa văn hóa truyền thống bằng công nghệ. Tìm hiểu thêm tại đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín