Từ lâu, Mặt Trăng đã được coi là "người bạn đồng hành" trung thành của Trái Đất, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh thủy triều và tạo nên cảnh đẹp trên bầu trời đêm. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất có tới hai Mặt Trăng?
- Giả thuyết về nguồn gốc con người từ Sao Kim: Sự thật hay chỉ là 'ảo tưởng'?
- Sa mạc kỳ lạ nhất thế giới, nơi nước còn nhiều hơn cả cát
- Cao nguyên Scotland sẽ sớm xuất hiện một sinh vật có tên giống như tên gọi của một loài Pokémon nổi tiếng
- Định lý này có thể giúp bạn dự đoán được tương lai!
- Bước ngoặt mới cho xe hydro: Toyota ra mắt hộp nhiên liệu 'thay pin' thần tốc
Hiện tại, có một tiểu hành tinh nhỏ đang di chuyển quanh Trái Đất, được gọi là vệ tinh bán vệ tinh. Tuy nhiên, kích thước nhỏ và khoảng cách xa khiến nó hầu như không có tác động đáng kể đến hành tinh của chúng ta. Nhưng nếu Trái Đất có thêm một Mặt Trăng thực sự, mọi thứ sẽ khác.
Giả sử Mặt Trăng thứ hai có kích là 1.000 km, tương đương khoảng một phần ba mươi khối lượng của Mặt Trăng hiện tại, và nằm ở cùng khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng. Chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy có hai Mặt Trăng trên bầu trời, với Mặt Trăng thứ hai nhỏ hơn khoảng ba lần so với Mặt Trăng ban đầu. Điều này sẽ tạo ra một cảnh tượng kỳ vĩ, hai Mặt Trăng cùng chiếu sáng bầu trời đêm.
Về mặt thủy triều, Mặt Trăng mới này tuy nhỏ hơn nhưng vẫn tạo ra lực hấp dẫn tác động lên các đại dương. Lực thủy triều từ cả hai Mặt Trăng sẽ kết hợp và làm cho thủy triều trên Trái Đất mạnh mẽ hơn, tạo ra những con sóng lớn hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, những đợt sóng này sẽ không đến mức gây ra thảm họa cho con người. Thậm chí, những người đam mê lướt sóng có thể cảm thấy phấn khích hơn khi được trải nghiệm những đợt sóng cao hơn.
Theo lý thuyết, Mặt Trăng thứ hai có thể tồn tại trong quỹ đạo Trái Đất trong hàng chục triệu năm. Tuy nhiên, theo thời gian, khi Mặt Trăng hiện tại từ từ di chuyển ra xa, nó sẽ làm mất ổn định quỹ đạo của Mặt Trăng mới. Điều này có thể dẫn đến một vụ va chạm chậm giữa hai vệ tinh, tương tự như cách đây 4,5 tỷ năm khi Trái Đất có thể đã từng có hai Mặt Trăng .
Vụ va chạm này sẽ không gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Trái Đất, vì tốc độ di chuyển của hai Mặt Trăng rất chậm. Thay vào đó, các mảnh vỡ từ vụ va chạm sẽ không rơi xuống hành tinh của chúng ta mà sẽ kết tụ lại với nhau, tạo thành một lớp vỏ mới cho Mặt Trăng hiện tại. Những ngọn núi đá mới hình thành trên Mặt Trăng sẽ là minh chứng duy nhất cho sự tồn tại của Mặt Trăng thứ hai.
Nếu kịch bản thay đổi và Mặt Trăng thứ hai có kích thước tương đương với Mặt Trăng hiện tại, mọi thứ sẽ phức tạp hơn nhiều. Nếu Mặt Trăng này quay quanh Trái Đất ở một nửa khoảng cách hiện tại của Mặt Trăng , chúng ta sẽ đối mặt với những thay đổi đáng kể.
Thủy triều sẽ trở nên cực đoan hơn. Sức hấp dẫn từ hai Mặt Trăng sẽ tạo ra những đợt thủy triều mạnh gấp tám lần so với hiện tại. Điều này sẽ buộc con người phải di dời khỏi các khu vực ven biển, bởi sự khác biệt giữa thủy triều cao và thủy triều thấp có thể lên tới 300 mét. Lũ lụt thủy triều liên tục sẽ làm giảm đáng kể diện tích đất có thể sinh sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu con người có thể thích nghi với điều kiện sống mới, chúng ta sẽ được chứng kiến cảnh tượng hai Mặt Trăng cùng chiếu sáng trên bầu trời. Với quỹ đạo gần hơn, Mặt Trăng thứ hai sẽ trông lớn hơn và rõ ràng hơn từ Trái Đất. Các giai đoạn của hai Mặt Trăng sẽ không đồng bộ, tạo ra sự thay đổi thú vị về cách chúng ta đo lường thời gian, đặc biệt là về độ dài của tháng.
Dù hai Mặt Trăng có thể cùng tồn tại trong một khoảng thời gian dài, nhưng cuối cùng chúng vẫn sẽ di chuyển ra xa và đâm vào nhau. Vụ va chạm này sẽ không giống với vụ va chạm chậm như kịch bản trước. Các mảnh vỡ từ vụ nổ sẽ bị hút trở lại Trái Đất, gây ra một cơn mưa thiên thạch khủng khiếp.
Mưa thiên thạch với tỷ lệ lớn như vậy có khả năng gây ra sự hủy diệt quy mô toàn cầu, thậm chí có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người. Những mảnh vỡ không rơi xuống Trái Đất sẽ kết hợp lại và hình thành một Mặt Trăng mới, tạo ra một chu kỳ hoàn toàn mới trong hệ mặt trời của chúng ta.
Nếu vụ va chạm giữa hai Mặt Trăng và trận mưa thiên thạch quét sạch loài người khỏi Trái Đất, liệu sự sống có thể tiếp tục tồn tại? Lịch sử cho thấy rằng sau mỗi thảm họa lớn, sự sống vẫn có khả năng tái sinh và tiến hóa. Một dạng sống mới, hậu con người, có thể xuất hiện và trở thành nền văn minh tiếp theo của Trái Đất.
Sự xuất hiện của hai Mặt Trăng trên Trái Đất không chỉ thay đổi diện mạo của hành tinh mà còn tạo ra những thách thức và cơ hội mới cho sự sống. Từ những đợt thủy triều mạnh mẽ đến những thảm họa tiềm ẩn, viễn cảnh này đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng sinh tồn và tiến hóa của loài người trong một môi trường hoàn toàn mới.
Dù chỉ là giả thuyết, nhưng việc tưởng tượng về một Trái Đất với hai Mặt Trăng giúp chúng ta nhận ra sự phức tạp và cân bằng tinh tế của hệ thống thiên văn học mà chúng ta đang sống. Mặt Trăng duy nhất của chúng ta, với tất cả những gì nó đã mang lại, thực sự là một yếu tố quan trọng giúp duy trì sự ổn định cho Trái Đất và sự sống trên hành tinh này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Học theo người giàu nhất thế giới, CEO Xiaomi Lei Jun cũng đăng ảnh ngủ trên sàn nhà máy
Không chỉ là một hành động noi gương người giàu nhất thế giới hiện nay, bài đăng này của ông Lei Jun còn để kỷ niệm một cột mốc quan trọng đối với Xiaomi.
Người dùng YouTube Premium bức xúc vì vẫn thấy quảng cáo, YouTube đáp trả: 'Không thể nào!'