Khoa học cảnh báo: 70-90% san hô sẽ biến mất trong 20 năm tới, và tuyệt chủng trong 80 năm nữa

    Nguyễn Đàng,  

    Dựa theo báo cáo khoa học mới, biến đổi khí hậu sẽ phá hủy hầu hết rạn san hô trên Trái Đất vào 2100.

    Tại buổi hội nghị khoa học đại dương mới diễn ra, các nhà khoa học đến từ trường Đại học Hawaii Manoa công bố các phát hiện của mình: khoảng 70-90% tất cả các rạn san hô đang tồn tại được dự kiện là sẽ biến mất trong 20 năm tới bởi sự ấm lên của biển, ô nhiễm và axit hóa nước biển.

    "Tình hình trông rất tệ vào năm 2100", Renee Setter nói. Cô là một trong những nhà khoa học tham gia cuộc nghiên cứu.

    Một số nhà hoạt động môi trường và các nhà nghiên cứu rạn san hô đã và đang nỗ lực để phục hồi chúng. Họ trồng san hô trong phòng thí nghiệm, sau đó đưa chúng trở về lại môi trường  biển, với ý đồ cứu sống các rạn san hô đang chết dần. Nhưng các nhà khoa học cảnh báo chỉ nhiêu đó sẽ không đủ để cứu sống các rạn san hô.

    Khoa học cảnh báo: 70-90% san hô sẽ biến mất trong 20 năm tới, và tuyệt chủng trong 80 năm nữa - Ảnh 1.

    Dựa trên tính axit, nhiệt độ nước, mật độ dân số và mức độ đánh cá, bản báo cáo mới chỉ ra những địa điểm thích hợp nhất trên biển để tiến hành phục hồi san hô.

    Sau khi khảo sát các biển trên thế giới, các nhà khoa học kết luận: "Đến năm 2100, sẽ có rất ít hoặc hầu như không còn môi trường sống nào thích hợp cho san hô sinh sống".

    Theo mô phỏng của nhóm nghiên cứu, vào năm 2045, san hô sẽ không thể tồn tại ở đa số vùng biển. Đến năm 2100, điều kiện sống và tình trạng của các môi trường này sẽ còn tệ hơn.

    "Sự thật là hầu hết các khu vực sẽ không còn thích hợp [để san hô sinh trưởng]", Setter phát biểu. Sẽ có rất ít khu vực phù hợp để phục hồi san hô vào năm 2100, trong số đó bao gồm một bộ phận bang Baja California (Mê-hi-cô) và Biển Đỏ (Ấn Độ Dương). Song ngay cả những khu vực này cũng không thật sự lý tưởng với san hô vì chúng quá gần với sông ngòi.

    Khoa học cảnh báo: 70-90% san hô sẽ biến mất trong 20 năm tới, và tuyệt chủng trong 80 năm nữa - Ảnh 2.

    Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây nên hậu quả này. Dân số loài người có thể cũng góp phần tác động, nhưng nó chỉ là một nhân tố nhỏ trong một bức tranh toàn cảnh.

    "Dọn dẹp các bãi biển và chống lại sự ô nhiễm là những nỗ lực tuyệt vời. Chúng ta phải tiếp tục phát huy". Setter nói. "Nhưng mấu chốt nhất, chúng ta phải cố gắng chống lại biến đổi khí hậu để bảo vệ san hô và phòng tránh các mối lo toan gộp chung".

    Các rạn san hô chết dần

    Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng các rạn san hô trên thế giới sẽ "chết hàng loạt" và đối mặt với một "thảm họa toàn cầu", vì sự ấm lên của biển và axit hóa sẽ phá hủy toàn bộ các dải san hô.

    Rạn san hô Great Barrier dài 2.300 km là ví dụ điển hình. Chỉ trong hai thập kỷ vừa qua, nó đã đối mặt với 2 lần "tẩy trắng" lớn gây ra bởi nhiệt độ nước biển.

    Khoa học cảnh báo: 70-90% san hô sẽ biến mất trong 20 năm tới, và tuyệt chủng trong 80 năm nữa - Ảnh 3.

    Các rạn san hô đã chết và bị "tẩy trắng"

    Sau đó, hai đợt sóng nóng liên tục vào 2016 và 2017 đã phá hủy một nửa dải san hô Great Barrier cùng với nhiều rạn san hô khác trên thế giới.

    Dải Great Barrier là một trong những kì quan thiên nhiên của thế giới; nó dài gần bằng nước Ý và cung cấp môi trường sống cho rất nhiều loài động vật dưới biển. Ở tất cả mọi nơi, gần một phần ba các loài động vật dưới biển dựa vào rạn san hô để sống. Các chuyên gia cảnh báo sự tuyệt chủng của san hô có thể khiến hệ sinh thái sụp đổ.

    Mark Eakin là điều phối viên của Hội Canh phòng San hô tại Cơ quan Quản lý Khí tượng và Thủy văn Hoa Kỳ. Theo ông ấy, những hậu quả trên sẽ tác động đến xã hội loài người. Hơn một tỉ người trên thế giới dựa vào san hô để làm nguồn thức ăn. Rạn san hô còn bảo vệ bờ biển và cơ sở hạ tầng, sự biến mất của chúng có thể đe dọa đến sự an toàn và bền vững của các cộng đồng dân cư ven biển.

    Khoa học cảnh báo: 70-90% san hô sẽ biến mất trong 20 năm tới, và tuyệt chủng trong 80 năm nữa - Ảnh 4.

    Nông trại san hô

    Trong những năm gần đây, các nhà hoạt động đã ra sức tìm kiếm biện pháp để cứu rạn san hô, các nhà thầu môi trường thì mở các nông trại san hô, giúp tăng cường quy mô và đẩy nhanh các nỗ lực phục hồi.

    Các nhà khoa học thử dùng loa dưới nước để mô phỏng âm thanh của rạn san hô khỏe mạnh, với ý đồ lôi kéo cá quay trở lại rạn san hô đã chết, mong rằng chúng sẽ giúp các rạn san hô phục hồi.

    Những nỗ lực trên đã thành công ở một mức độ nào đó và có thể đã kéo dài thời gian cho các rạn san hô trên thế giới. Nhưng tất cả các nhà khoa học và nhà thầu đều nói rằng như thế là không đủ để cứu toàn bộ bọn chúng. Hầu như không điều gì có thể, trừ phi chúng ta làm ra hành động quyết liệt tác động đến biến đổi khí hậu.

    Theo CNN


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ