Nghiên cứu mới cho thấy, các cặp vợ chồng có xu hướng ngày càng giống nhau về mặt sinh học do sự hòa hợp về cơ thể và chịu ảnh hưởng bởi cùng một điều kiện sống.
New York là một trong những thành phố năng động bậc nhất thế giới. Cuộc sống nơi đây giống như một cuộc đi săn dài bất tận. Nhưng điều thú vị nhất nơi đây lại đến từ những cặp vợ chồng già. Lạ lùng ở chỗ, họ luôn có xu hướng mặc đồ giống nhau, cùng chung sở thích đọc báo mỗi giờ ăn trưa hoặc đi bộ dạo qua Công viên Trung tâm với nhịp bước khá đều. Và theo một nghiên cứu mới đây, điều này có được nhờ sự tương đồng về sức khỏe thể chất giữa hai phía.
Phát hiện này được công bố tại cuộc họp thường niên của hội Khoa học Lão khoa Mỹ vừa diễn ra. Nhà nghiên cứu Shannon Mejia từ trường Đại học Michigan và nhóm của bà đã theo dõi 1.568 cặp vợ chồng trên khắp nước Mỹ. Họ được chia thành 2 nhóm: Một nhóm gồm các đôi đã kết hôn trong khoảng 20 năm và nhóm còn lại lâu hơn, khoảng 50 năm. Nhìn chung, Mejia nhận thấy mỗi đôi đều có sự giống nhau đến lạ kỳ ở chức năng thận, lượng cholesterol và sức nắm bàn tay.
Hiện tượng kỳ lạ này được mô tả “là sự hòa hợp về sức khỏe của các cặp đôi”. Có hai giả thuyết lý giải cho điều này: Đó có thể do sự đồng điệu trong quan hệ vợ chồng ảnh hưởng tới hormone của loài, kinh nghiệm và tuổi tác; hoặc việc cùng chia sẻ với nhau những trải nghiệm trong cuộc sống, áp dụng cùng một chế độ dinh dưỡng hay điều kiện chăm sóc nên tình trạng sức khỏe khá giống nhau.
Dựa vào các thống kê, Mejia và cộng sự nhận thấy sự tương đồng tạo nên từ mặt sinh học đã vượt ra ngoài khuôn khổ chủng tộc, nền giáo dục và tuổi tác. Dẫn chứng mạnh mẽ nhất nằm ở tổng lượng cholesterol: Tính toán cho thấy 20% lượng cholesterol được quyết định bởi tình trạng gắn kết giữa các cặp đôi.
Nhưng trái ngược với những gì bạn nghĩ, nhóm kết hôn lâu hơn chưa hẳn đã có nhiều điểm giống nhau hơn so với những cặp còn trẻ. Majia phát hiện ra điều này khi nghiên cứu các đôi đã kết hôn trong khoảng 20 năm, trong độ tuổi từ 25 đến 45. Cô nhận thấy, ở độ tuổi trung niên, sức khỏe của mỗi người đã đạt đến sự ổn định nhất định. Nên theo thời gian, mức độ tương đồng về sức khỏe của các cặp đôi sẽ đạt đến điểm giới hạn nào đó.
Sự giống nhau giữa các cặp đôi đi ngược lại cái gọi là “Giả định tính độc lập” tồn tại ở Mỹ. Ở đó, sức khỏe của mỗi người được coi là mang đặc tính riêng mà không chịu tác động bởi người bạn đời. Nó chỉ phụ thuộc vào phương pháp điều trị của bác sĩ và cơ sở y tế mà thôi. Nhưng nghiên cứu mới của Mejia cho thấy, môi trường đóng vai trò rất quan trọng.
“Đó là điều các nhà nghiên cứu tìm ra để hiểu rõ hơn cơ thể của con người. Nó cho thấy, các cặp đôi mang nhiều nét tương đồng với bạn đời của mình hơn so với một người ngẫu nhiên nào đó trên thế giới rộng lớn này”, Mejia phát biểu tại buổi công bố nghiên cứu mới. “Chúng tôi đang tìm kiếm thêm nhiều cặp vợ chồng nữa. Điều chúng tôi cần là những dữ liệu có tính độc lập cao hơn để so sánh và tìm ra mấu chốt của vấn đề”.
Hiện tại, Mejia đang thực hiện cuộc nghiên cứu theo chiều dọc, tức quan sát sự việc xảy ra trong khoảng thời gian kéo dài để nghiên cứu các xu hướng khác nhau. Bà không thể tự tạo ra hoàn cảnh riêng theo ý muốn để xem xét mức độ ảnh hưởng của nó tới các cặp đôi.
Mejia đặc biệt quan tâm tới phương pháp tiếp cận của nhà tâm lý học Christiane Hoppmann từ trường đại học British Columbia, Canada. Hoppmann tìm kiếm các trường hợp riêng rẽ có tính đặc thù, rồi nghiên cứu và đưa ra kết luận chung. Ví dụ như việc tìm kiếm những cặp vợ chồng thường xuyên thể hiện tính gắn kết, luôn chia sẻ cho nhau nhiều điều trong cuộc sống. Ở trường hợp như vậy, ông nhận thấy nồng độ cortisol của mỗi người khá thấp (Cortisol là một hormone ảnh hưởng tới tình trạng stress của con người).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android