Thiếu kiên nhẫn, lười biếng là những tính cách có thể truyền cho người khác, khiến người khác bắt chước hành vi đó, nó giống như một căn bệnh lây lan cho những người xung quanh.
Theo một nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu Pháp, sự lười biếng và tính thiếu kiên nhẫn có thể khiến bạn bị lây.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, con người không chỉ “bắt sóng” thái độ của người khác qua 3 đặc điểm nhân cách như: lười biếng , thiếu kiên nhẫn và thận trọng, mà thậm chí còn bắt chước những hành vi này.
Theo ông Jean Daunizeau – trưởng nhóm nghiên cứu Động lực, não bộ và hành vi con người thuộc viện nghiên cứu Brain & Spine Institute tại Paris, sự thận trọng, thiếu kiên nhẫn và lười biếng là những nét tính cách cho thấy cách mà con người ra quyết định liên quan đến rủi ro, trì hoãn hành động và cố gắng.
Nếu như sự thận trọng là được coi là nhân tố tránh rủi ro (Ví dụ, chọn một phần thưởng nhỏ nhưng chắc chắn hơn là chọn một phần thưởng lớn nhưng lại ít khả năng được nhận) thì sự thiếu kiên nhẫn lại liên quan đến việc quyết định những lựa chọn ít có tính trì hoãn và với mong muốn đạt được một kết quả càng sớm càng tốt. Về phần mình, những người lười thường cho rằng kết quả hay phần thưởng tiềm năng không đáng để cố gắng.
Chia sẻ với Live Science, ông Daunizeau cho rằng, xét về đặc trưng thì ba nét tính cách này được cho là những đặc điểm “cố thủ”, nghĩa là chúng rất khó thay đổi. Tuy nhiên, mọi người có thể vô tình để “lây nhiễm” những thái độ này từ người khác, ông Daunizeau nói.
Những thái độ có tính chất lây truyền Xã hội
Để đánh giá thái độ của người tham gia đối với ba yếu tố: rủi ro, sự trì hoãn và nỗ lực, họ được giao một loạt các nhiệm vụ với yêu cầu chọn ra một trong hai lựa chọn thay thế. Ví dụ, người tham gia được yêu cầu hoặc nhận một khoản tiền công nhỏ trong 3 ngày hoặc một khoản tiền công lớn hơn nhưng tới 3 tháng sau mới được nhận; hay chọn một tấm vé số có tỉ lệ trúng 90% với số tiền thưởng nhỏ hoặc tấm vé số giá trị lớn nhưng tỉ lệ rủi ro lớn hơn.
Tiếp đó, những người tham gia được yêu cầu đoán các quyết định của “một người nào đó” có chung nhiệm vụ với mình. “Người nào đó” ở đây thực chất là đối “tượng tham gia ảo” được dựa trên một mô hình máy tính do các nhà nghiên cứu phát triển. Mô hình này dự đoán cách thức mà người tham gia học được và họ học từ thái độ của người khác về sự lười biếng, tính thiếu kiên nhẫn và sự thận trọng như thế nào.
Trong giai đoạn cuối của thí nghiệm, người tham gia lặp lại nhiệm vụ đầu tiên mà trong đó, họ được yêu cầu phải tự ra quyết định cho mình.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng, sau khi những người tham gia quan sát thái độ thận trọng, thiếu kiên nhẫn hay lười biếng từ “những người khác” về nhiệm vụ được giao thì họ bắt đầu hành động giống như đối tượng tham gia là mô hình máy tính.
Những thái độ như sự lười biếng, thận trọng hay thiếu kiên nhẫn được cho là đặc điểm có tính chất di truyền (ít nhất một phần nào), ông Daunizeau nói.
Nhưng nghiên cứu này đã gợi ý rằng, ảnh hưởng từ Xã hôi có thể thay đổi thái độ của con người về sự thận trọng, lười biếng hay thiếu kiên nhẫn mà những người tham gia thậm chí còn không nhận rõ được tác động của tác động đó.
Tại sao “ sự lười biếng, thiếu kiên nhẫn và thiếu thận trọng” lại có thể “lây lan”?
Theo ông Daunizeau, nguyên nhân khiến con người bắt chước hành vi của người khác là bởi những chuẩn mực Xã hội, bao gồm việc bắt chước các hành vi với mong muốn được hòa nhập vào một nhóm người nào đó.
Giải thích thứ hai, theo ông Daunizeau, là do chúng ta thường nghĩ rằng người khác có những thông tin riêng hay bí mật nào đó để hành xử hợp lí nhất trong mỗi hoàn cảnh Xã hội. Trong trường hợp này, bắt chước người khác là để học hỏi cách ứng xử.
Dựa trên các dữ liệu thu thập được, các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu xem liệu rằng sự liên kết giữa thái độ quan sát được trong nghiên cứu này có thể khác nhau ở những người bị bệnh rối loạn thần kinh - tâm thần như rối loạn phổ tự kỷ và tâm thần phân liệt hay không.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời