Điều không may chính là, nghiên cứu cho thấy sự ham mê này chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm. Trong đó, chỉ có 20% trẻ em vẫn giữ được niềm ham thích sau khi phải đi học.
Dù là trẻ em tây hay ta, kiểu gì cũng có cháu mê mẩn khủng long. Chúng muốn phòng ngủ tràn ngập khủng long, nhớ tên khoa học của từng con khủng long… Trong tâm lý học, việc có kiến thức nhất định về một phương diện ngay từ khi còn nhỏ được gọi là “những mối quan tâm mãnh liệt”.
Trên thực tế, khoảng ⅓ trẻ em trên thế giới sống với những mối quan tâm mãnh liệt suốt cả cuộc đời, dù đó là khủng long, thiên văn học hay thứ gì khác. Niềm đam mê của mỗi đứa trẻ thường bộc lộ rõ nhất trong khoảng 2 - 6 tuổi, sau đó phai nhạt dần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì mối quan tâm đó không bị gạt đi, trái lại còn trở thành phần quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ.
Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Indiana và Wisconson phát hiện ra rằng, những đứa trẻ phát triển mối quan tâm mãnh liệt sẽ thông minh, xoay sở tốt hơn trong tương lai.
Joyce M. Alexander, nhà tâm lý học thuộc Đại học Indiana và nhóm của cô phát hiện ra rằng loại sở thích này giúp "tăng cường sự kiên trì, cải thiện sự chú ý và tăng cường các kỹ năng suy nghĩ phức tạp khi xử lý thông tin."
Tuy nhiên, Alexander phân biệt "lợi ích khái niệm" với “lợi ích tình huống”. Ví dụ, nếu khủng long phát ra tiếng gầm lớn, đứa trẻ sẽ chỉ quan tâm đến điều đó vào thời điểm đó. Nếu bản thân khủng long là điểm đáng quan tâm, thì đó mới là lợi ích khái niệm.
Nó cũng đã được chứng minh để cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ và là một chỉ số tốt về sự hiểu biết cao. Các nhà tâm lý học giải thích rằng cách trẻ em mê khủng long giúp chúng đưa ra các chiến lược để đối mặt với các tình huống và vấn đề mới trong suốt cuộc đời.
Nghiên cứu của Đại học Virginia và Yale cũng nhận thấy rằng những mối quan tâm mãnh liệt trong thời thơ ấu dường như không phải là kết quả của của cha mẹ. Họ phát hiện ra rằng sự ham thích khủng long hay thiên văn học phát triển trong năm đầu tiên của cuộc đời, mà không có cha mẹ khuyến khích chúng.
Điều không may chính là, nghiên cứu cho thấy sự ham mê này chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm. Trong đó, chỉ có 20% trẻ em vẫn giữ được niềm ham thích sau khi phải đi học.
Các nhà nghiên cứu cho thấy khi trẻ đi học, chúng mất thời gian rảnh để tập trung cho sở thích cá nhân - khiến nó nhanh chóng mất dần và được thay thế bằng kiến thức phổ thông. Ngoài ra, các cháu cũng sẽ hạn chế phô bày sở thích của mình nếu bạn bè chúng cảm thấy không hứng thú.
Theo Distractify
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"