Với một lượng nhỏ cồn trong bia, rượu có thể giúp giảm cảm giác ức chế, giúp người học ngoại ngữ vượt qua sự mặc cảm hoặc do dự, nhờ đó mà phát âm chuẩn và trôi chảy hơn.
Ngược lại, bia rượu cũng được chứng minh có thể làm giảm chức năng nhận thức và động cơ của con người, ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ và sự tập trung. Vì vậy, người say xỉn thường bị tự tin quá mức và có những hành động thiếu tự chủ.
Thực sự rượu bia có giúp người ta nói ngoại ngữ tốt hơn không? Hay đơn giản chỉ là thứ chất lỏng tạo ra sự can đảm?
Để trả lời câu hỏi này, hãy đến với nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Anh và Hà Lan được đăng trên Journal of Psychopharmacology. Và hóa ra, những người tham gia nghiên cứu đã nói ngoại ngữ trôi chảy hơn sau khi uống một lượng cồn nhỏ, ngay cả khi họ không nghĩ như vậy.
50 ứng viên người Đức đang học tiếng Hà Lan đã được lựa chọn để tham gia nghiên cứu, mỗi người được uống một lượng rượu nhỏ, để xem sau đó khả năng nói tiếng Hà Lan của họ có cải thiện không. Được biết, những ứng viên người Đức đang theo học Đại học Maastricht ở Hà Lan.
Thực chất, chỉ một nửa uống rượu, số khác uống nước. Lượng rượu uống vào dựa trên trọng lượng của mỗi người. Sau đó, mỗi người phải trò chuyện bằng tiếng Hà Lan với một người Hà Lan trong 2 phút.
Các cuộc hội thoại đều được ghi âm, sau đó được đánh giá bởi 2 người Hà Lan bản xứ, "giám khảo" không hề biết những người tham gia đã uống rượu. Các ứng viên cũng được yêu cầu tự đánh giá cuộc nói chuyện, dựa trên mức độ lưu loát của bản thân.
Thật bất ngờ, rượu không có ảnh hưởng gì đến việc xếp hạng của mỗi cá nhân; những người đã uống rượu không tự tin hơn hay hài lòng hơn so với người uống nước.
Tuy nhiên, theo những người được nghe bản ghi âm thì người uống rượu lại làm tốt hơn. Nhìn chung, người Hà Lan bản địa đánh giá những người trong nhóm uống rượu lưu loát hơn, đặc biệt là phát âm tốt hơn người trong nhóm uống nước. Còn xếp hạng về ngữ pháp, từ vựng và luận điểm của hai nhóm tương đương nhau.
Các tác giả của nghiên cứu chỉ ra rằng, liều lượng rượu được sử dụng rất thấp. Nếu dung nạp quá nhiều rượu vào cơ thể đương nhiên sẽ không có những tác dụng có lợi kể trên, thậm chí uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự lưu loát hoặc không kiểm soát được lời nói.
Và bởi vì người tham gia nghiên cứu biết họ đã uống rượu, nên không thể chắc chắn sự lưu loát được tạo ra là do tác động sinh học của rượu hay tác động tâm lý.
Dù chưa thể chắc chắn 100% nhưng kết quả này không phải là duy nhất với những người Đức học tiếng Hà Lan. Ít nhất đã có một bài báo khác ủng hộ lý thuyết này; trong một nghiên cứu vào năm 1972 cho thấy, một lượng rượu nhỏ giúp cải thiện khả năng phát âm tiếng Thái của người Mỹ.
Mặc dù nghiên cứu không thể đo được trạng thái cảm xúc của con người, nhưng các tác giả cho rằng một lượng rượu nhỏ, nồng độ cồn thấp có khả năng "làm giảm lo lắng về ngôn ngữ". Giúp người học ngoại ngữ vượt qua sự mặc cảm, do dự, nhờ đó mà phát âm chuẩn và trôi chảy hơn.
Theo Time
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao cây cối gãy đổ ngổn ngang sau bão Yagi, chỉ riêng cây cau là đứng vững?
Cau có thể tồn tại ở các quốc gia giáp Thái Bình Dương, từ kỷ Phấn trắng cho tới ngày nay, bởi tiến hóa đã trang bị cho loài cây này những đặc tính để đứng kiên cường trong gió bão.
Loài cá 50 triệu năm tuổi này đã khiến các nhà khoa học bối rối trong suốt 200 năm!