Một nghiên cứu mới về mối liên hệ giữa ớt và các hậu quả bệnh lý như chứng mất trí nhớ có thể mang tin xấu đến những người nghiện thức ăn cay.
Zumin Shi, phó giáo sư tại trường cao đẳng khoa học y tế (chi nhánh Trung Quốc của đại học Qatar), được biết tới với các dự án nghiên cứu chuyên sâu về tác động của đồ ăn cay với cơ thể người.
Ớt là một trong những loại gia vị cay phổ biến nhất được sử dụng trên thế giới và đặc biệt phổ biến tại châu Á. Vì lí do như vậy, ớt cũng là đối tượng nghiên cứu chính của các dự án khoa học do giáo sư Zumin Shi thực hiện.
Một lễ hội ăn ớt tại Trung Quốc.
Cách đây không lâu, giai đoạn đầu tiên thuộc quá trình nghiên cứu đã đưa ra công bố về những công dụng của ớt đối với con người. Qua đó, chất Capsaicin, thành phần tích cực trong ớt sẽ có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất, giảm chất béo và ức chế nguy cơ rối loạn mạch máu. Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu gần đây đã bổ sung thêm những mặt có hại của việc sử dụng quá nhiều ớt.
Từ năm 1991 tới năm 2006, nhóm nghiên cứu đã phân tích 4582 người trong độ tuổi 55 trở lên tại Trung Quốc (quốc gia có 3/4 dân số chuộng ăn ớt). Qua quá trình phân tích qui mô, giáo sư Zumin Shi đã tìm thấy bằng chứng về sự suy giảm nhận thức ở những người tiêu thụ hơn mức trung bình 50 gram ớt mỗi ngày. Thực tế, nếu ăn nhiều ớt trong một giai đoạn dài, một người khỏe mạnh còn có nguy cơ mắc các chứng bệnh mất trí nhớ.
Mất trí nhớ là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, y học hiện nay vẫn chưa tìm ra cách để chữa khỏi.
Liên quan tới nghiên cứu trước đó, giáo sư Zumin Shi giải thích trong một thông cáo báo chí được gửi đi vào cuối tuần qua: "Trong các nghiên cứu trước đây của chúng tôi, việc ăn ớt được công nhận có lợi cho việc kiểm soát trọng lượng và huyết áp cơ thể người . Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện ra những ảnh hưởng xấu của ớt đến nhận thức của những người từ 55 tuổi trở lên".
"Những người thừa cân có thể hưởng nhiều ích lợi và chịu ít tác hại hơn so với những người có trọng lượng bình thường. Chất Capsaicin trong một cơ thể có ít chất béo sẽ hoạt động ít hơn vào công dụng đốt mỡ hay trao đổi chất, thay vào đó nó sẽ gây tác động lớn tới bộ não khiến gây nên chứng suy giảm nhận thức", vị giáo sư này giải thích thêm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 50 triệu người trên thế giới mắc các chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer là hình thức phổ biến nhất, chiếm tới 60-70 % các trường hợp. Hiện tại, không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi chứng mất trí nhớ hoặc thay đổi được quá trình tiến triển của nó.
Theo Abc News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín