Cứ 5 ông chủ quản lý doanh nghiệp lớn thì sẽ có 1 người mắc hội chứng rối loạn tâm thần, họ sử dụng các chiến thuật kinh doanh bất hợp pháp để đạt được mục đích. Tỉ lệ này tương đương với kết quả khảo sát tội phạm: cứ 5 phạm nhân thì có 1 người biểu hiện rối loạn tâm lý.
Cứ 5 CEO thành đạt thì có 1 người mắc chứng rối loạn nhân cách
Nghiên cứu được tiến hành bởi nhà tâm lý pháp y Nathan Brooks đến từ Đại học Bond (Úc) đã phát hiện 21% trong tổng số 261 nhà lãnh đạo của các tập đoàn, tổng công ty lớn có biểu hiện lâm sàng rõ nét của chứng rối loạn nhân cách (hay còn gọi là bệnh tâm thần).
Những đặc điểm của chứng rối loạn nhân cách thể hiện qua sự thiếu đồng cảm với nhân viên, hời hợt và không thành thật trong từng hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những ông chủ mắc chứng rối loạn nhân cách thường tuyển chọn nhân viên dựa trên tính cách nhiều hơn là kỹ năng và trình độ.
Tỉ lệ này cũng tương đương với kết quả khảo sát tội phạm: cứ 5 phạm nhân thì có 1 người biểu hiện rối loạn tâm lý.
Cứ 5 tù nhân thì có 1 người bị rối loạn nhân cách.
Những kẻ “tâm thần” thành đạt
Theo tác giả của nhóm nghiên cứu – nhà tâm lý học Nathan Brooks, kết quả khảo sát lần này khá “sốc” vì nó cao hơn rất nhiều so với dự đoán. Đồng thời, ông đưa ra cảnh báo về hành vi tiêu cực của những doanh nhân “tâm thần” nói trên. Đây là những người được xếp vào nhóm “kẻ tâm thần thành đạt” khác với nhóm tội phạm tâm thần.
“Chúng tôi đã nghiên cứu 1.000 người, trong đó có 261 doanh nhân thành đạt là lãnh đạo của các công ty hàng đầu. Và kết quả khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Tỷ lệ doanh nhân thành đạt mắc hội chứng rối loạn tâm thần tương đương với tỷ lệ tâm thần ở tội phạm trong tù” – ông Brooks chia sẻ.
Đồng thời, cũng theo tác giả, nhóm người này thường thiếu lòng trắc ẩn, có thể dễ dàng thao túng mọi người bằng sự giả tạo và có khuynh hướng thực hiện những hành vi bất hợp pháp hay phi đạo đức để có thể chiếm lợi thế trong kinh doanh hoặc chính trị. Hay nói cách khác, họ bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích của mình.
Christian Bale thủ vai "gã trưởng giả tâm thần" Patrick Bateman trong bộ phim nổi tiếng American Psycho.
Cùng với kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã phát triển công cụ giúp các công ty xác định được những đối tượng có tiềm năng trở thành “kẻ tâm thần thành đạt” trong quá trình tuyển dụng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tiết lộ rằng, các lĩnh vực chính trị, kinh doanh và thể thao mạo hiểm có nhiều “kẻ tâm thần thành đạt” hơn cả.
“Những kẻ tâm thần thành đạt có thể sớm đạt được thành công sớm ban đầu nhờ vào mưu mẹo và thủ đoạn. Họ thu hút sự chú ý của người khác bằng vẻ hào nhoáng giả tạo. Nhưng tất nhiên, về lâu dài, họ sẽ không thể giành được chỗ đứng chắc chắn và thất bại là tất yếu” - nhà tâm lý học Brooks kết luận.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI