Không cần sạc xe điện qua đêm, thế giới xuất hiện công nghệ sạc nhanh đầy pin chỉ trong 6 phút: Nỗi ám ảnh cháy nổ sẽ bị đẩy vào dĩ vãng
Một nhóm nghiên cứu đến từ Hàn Quốc đã thành công phát triển một công nghệ mới giúp sạc đầy pin xe điện chỉ trong 6 phút.
- Giải oan cho xe đạp điện: Pin hóa ra rất an toàn, nhưng chính sai lầm này mới là thứ "châm lửa cháy nhà"
- Trong chiến lược "3 chân kiềng" của Vingroup, Pin xe điện Vinfast đang được sản xuất như thế nào?
- Pin xe điện bị e ngại như "quả bom nổ chậm" trong chung cư, chuyên gia pin Selex Motors chỉ ra bản chất vấn đề và cách dùng pin an toàn
- Cảnh báo: Pin xe điện khi cháy rất khó dập, người dân cần biết những điều này
Theo Wonderful Engineering, người dùng cần sạc nhiều giờ, thậm chí sạc tới 10 tiếng mới có thể đầy pin xe điện. Ngay cả khi sử dụng công nghệ sạc nhanh, xe vẫn cần ít nhất 30 phút mới có thể hoàn thành một chu trình sạc cơ bản. Tuy nhiên, nếu sạc xe điện quá lâu, dù là ô tô điện giá thành cao hay các phương tiện khác thì xe vẫn có thể bị chai pin hoặc gây cháy nổ.
Được biết, hiệu suất của pin lithium-ion, sử dụng phần lớn trong xe điện hiện nay, được xác định dựa trên khả năng lưu trữ ion lithium vật liệu cực dương. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây, Giáo sư Won Bae Kim tại Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH) Hàn Quốc đã dẫn dắt một nhóm nghiên cứu và phát triển một vật liệu cực dương mới. Cụ thể, nó có thể giảm đáng kể thời gian sạc pin xe điện chỉ còn khoảng 6 phút.
Chìa khóa cho công nghệ này là việc sử dụng các tấm nano manganese ferrite được tổng hợp bằng phương pháp tiên tiến giúp cải thiện dung lượng pin và tốc độ sạc.
Kỹ thuật đột phá này đã tạo ra vật liệu mới cho cực dương của pin lithium-ion, giúp tăng dung lượng lưu trữ ion lên khoảng 1,5 lần so với giới hạn lý thuyết, từ đó giúp xe điện sạc nhanh chỉ trong 6 phút - hạn chế tình trạng phải sạc xe qua đêm.
Theo Scitechdaily, nghiên cứu này đã được công nhận đạt kết quả xuất sắc và được xuất bản trên tạp chí chuyên ngành. Được biết, trong nghiên cứu, nhóm nhà khoa học đến từ Hàn Quốc đã phát minh phương pháp mới để tổng hợp manganese ferrite làm vật liệu chế tạo cực dương. Đây là loại vật liệu có khả năng lưu trữ lithium-ion vượt trội và đặc tính sắt từ.
Đồng thời, các nhà khoa học đã tiến hành phản ứng thay thế điện hóa, xảy ra trong dung dịch manganese oxide (MnO2) cùng sắt, thu được hợp chất có oxit mangan bên trong và oxit sắt ở bên ngoài.
Nhóm nghiên cứu cũng tiếp tục sử dụng phương pháp thủy nhiệt để tạo ra các tấm manganese ferrite với độ dày nanomet. Phương pháp này giúp tăng cường khả năng lưu trữ số lượng lớn vượt trội các ion lithium.
Khả năng mở rộng diện tích bề mặt của vật liệu làm cực dương đã tạo điều kiện cho một lượng lớn ion lithium chuyển động đồng thời - từ đó giúp tăng cường tốc độ sạc của pin xe điện. Kết quả thử nghiệm của nhóm nghiên cứu cho thấy, chỉ cần 6 phút là hoàn thành chu trình sạc đầy pin cho một chiếc xe. Đặc biệt, công nghệ mới sẽ không làm suy giảm vòng đời sử dụng của pin.
Giáo sư Won Bae Kim, người đứng đầu công trình nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã phát triển một phương pháp mới, khắc phục những hạn chế điện hóa của vật liệu cực dương thông thường, có khả năng giúp tăng độ bền của pin và giảm đáng kể thời gian sạc lại cho xe điện. Sự tiến bộ này phù hợp với nỗ lực của toàn cầu về hệ thống giao thông bền vững và hiệu quả - đưa con người tiến một bước gần hơn đến việc phổ biến xe điện vào cuộc sống hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới”.
Ông cũng nhấn mạnh, nghiên cứu này của Hàn Quốc được hỗ trợ bởi các chương trình, tổ chức uy tín. Nó có các tác động tích cực cho lĩnh vực xe điện, đem đến nhiều bước nhảy vọt trong công nghệ và đóng góp những giải pháp tiềm năng cho quá trình theo đuổi năng lượng bền vững của thế giới.
Tham khảo Scitechdaily, Wonderful Engineering
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao cây cối gãy đổ ngổn ngang sau bão Yagi, chỉ riêng cây cau là đứng vững?
Cau có thể tồn tại ở các quốc gia giáp Thái Bình Dương, từ kỷ Phấn trắng cho tới ngày nay, bởi tiến hóa đã trang bị cho loài cây này những đặc tính để đứng kiên cường trong gió bão.
Loài cá 50 triệu năm tuổi này đã khiến các nhà khoa học bối rối trong suốt 200 năm!