Không chỉ độc quyền về phần cứng và hệ điều hành, Apple còn muốn "bao trọn" mảng sản xuất bao bì với thành công của dự án rừng tại Mỹ
Chương trình đầu tư của Apple thu về 13.000 tấn gỗ trong năm 2016, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân địa phương.
Hai năm sau khi Apple hợp tác với Quỹ Bảo tồn để tiến hành bảo vệ hơn 36.000 mẫu đất rừng có nguy cơ bị xâm hại tại Maine và North Calorina, dự án đầy tham vọng đã cho thấy kết quả đáng mừng với sản lượng thu hoạch gỗ trên 13.000 tấn vào năm ngoái.
Đây là sáng kiến khai thác bền vững của Apple với việc mua lại hơn 32.400 mẫu đất rừng chạy dọc sông Mattawamkeag, Maine và hơn 3.600 mẫu rừng thông, gỗ cứng ở Hạt Brunswick, North Carolina.
Theo số liệu của tờ Triangle Business Journal công bố hôm thứ Tư, sản lượng khai thác của cả hai khu vực kể trên trong năm 2016 tương đương 30% nhu cầu đóng gói sản phẩm của Apple năm 2015. Cụ thể, 13.000 tấn gỗ đã được biến thành xơ sợi nguyên thủy, nguyên liệu để sản xuất hộp, túi và các vật liệu khác.
Ngoài gỗ, chương trình của Apple còn giúp tạo ra hơn 30 việc làm cho khu vực Brunswick Forest. Họ đảm nhiệm công tác khảo sát, chuẩn bị, thu hoạch, trồng trọt và nhiều vị trí khác.
Lisa Jackson, Phó chủ tịch Apple về Môi trường, Chính sách và Sáng kiến Xã hội, đã chia sẻ thành công của dự án trên phương tiện truyền thông xã hội. Thời điểm công ty lần đầu đưa ra sáng kiến lâm nghiệp năm 2015, Jackson và Larry Selzer (Chủ tịch và Giám đốc điều hành Quỹ bảo tồn) cũng nêu rõ mục tiêu.
“Apple tin giấy, cũng giống như năng lượng, đều có thể là nguồn tài nguyên tái tạo. Vì vậy, Apple đang phấn đấu để cung cấp 100% xơ sợi nguyên chất, nguyên liệu sử dụng tạo ra giấy và bao bì, từ những khu rừng được quản lý hiệu quả mang tính bền vững và kiểm soát nguồn gỗ”.
Một tháng sau khi công bố dự án lâm nghiệp tại Maine và North Carolina, Apple tiếp tục hé lộ kế hoạch tạo ra một triệu mẫu đất lâm nghiệp “bền vững” tại Trung Quốc dưới sự trợ giúp của Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Thế giới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI