Không chỉ là “mùa đông của Bitcoin”, “kỷ băng hà của tiền điện tử” sắp đến khi sự kiện này diễn ra
Giá liên tục giảm đang làm dấy lên lo ngại về một “mùa đông của tiền điện tử”.
Mọi thứ đang dần trở nên lạnh lẽo trong "vùng đất" của tiền điện tử. Bitcoin ngày 22/1 đã thủng mốc 35.000 USD so với mức đỉnh tháng 11/2021 là gần 69.000 USD. Khối lượng giao dịch theo đó cũng sụt giảm.
Một số nhà đầu tư lo ngại rằng thị trường đang đi vào giai đoạn "mùa đông của tiền điện tử". Đây là giai đoạn giảm giá mạnh và không thể phục hồi trong hơn một năm, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đột ngột thắt chặt chính sách tiền tệ.
Nhưng tình hình có thể còn tồi tệ hơn thế. Paul Jackson, trưởng bộ phận nghiên cứu phân bổ tài sản toàn cầu của Invesco, trao đổi với Insider gần đây rằng tiền điện tử thực tế có thể đang hướng tới một "kỷ băng hà", nơi giá luôn ở mức thấp trong nhiều năm và nhiều nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ.
Không riêng chính sách của FED, nhiều nhà đầu tư tiềm năng nghi ngờ về độ vững vàng của công nghệ tiền điện tử. Đồng thời, các quy đinh có thể kìm hãm sự phát triển của ngành.
Đầu năm 2021, "Vua trái phiếu" Jeff Gundlach cho biết ông nghĩ Bitcoin là "tài sản kích thích" được thúc đẩy mạnh nhất bởi "dòng tiền" từ FED và chính phủ Mỹ trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh.
Nhưng chưa đầy 1 năm sau, FED đang rút lại các biện pháp kích thích kinh tế nhằm giải quyết lạm phát tăng vọt. Thị trường đang trông chờ vào 3 lần tăng lãi suất vào năm 2022.
Kết quả là lợi suất trái phiếu tăng vọt đã đánh gục các cổ phiếu công nghệ và các đồng tiền điện tử không sinh lời. Hai loại tài sản đầu cơ trở nên kém hấp dẫn hơn rất nhiều khi lợi nhuận từ trái phiếu phi rủi ro cao hơn.
Theo Jackson của Invesco, nhiều khả năng tiền điện tử và cổ phiếu công nghệ sẽ tiếp tục bị giáng đòn đau hơn vì lợi suất trái phiếu sẽ còn tăng đáng kể. Ông nói: "Các ngân hàng trung ương và chính phủ đã đóng một vai trò trong việc hỗ trợ các thị trường này và khi những chính sách đó bị đảo ngược, tôi nghĩ rằng chúng sẽ khiến họ thất vọng".
Ngay cả người đầu cơ giá lên như nhà sáng lập Galaxy Digital Mike Novogratz cũng nhận định rằng tiền điện tử có khả năng tiếp tục chịu áp lực. Jackson nói rằng tiền điện tử có thể bước vào "kỷ băng hà". Nếu bỏ đi những điều kiện FED tạo ra, triển vọng có thể thay đổi.
Tất nhiên, nhiều người ủng hộ tiền điện tử không đồng ý với ý kiến này. Dan Morehead, Giám đốc điều hành của công ty đầu tư Pantera, cho biết vào tuần trước, lĩnh vực này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ vì việc sử dụng các mạng lưới tiền điện tử đã tăng lên.
Ông đặc biệt chỉ ra sự tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính phi tập trung, hay còn gọi là DeFi, nơi các hoạt động tài chính như giao dịch có thể thực hiện mà không cần đến bên trung gian nhờ vào công nghệ tiền điện tử.
Nhưng nhiều nhà đầu tư khác ít bị thuyết phục hơn vì họ lo ngại về các quy định. Ngân hàng trung ương Nga trong tuần đã đề xuất một lệnh cấm hoàn toàn đối với hoạt động khai thác và giao dịch tiền điện tử, khiến các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo trong ngày 21/1. Các cơ quan quản lý châu Âu có thể chuẩn bị tăng cường các quy định của họ. Tây Ban Nha và Vương quốc Anh theo đó cũng đang siết chặt các quảng cáo tiền điện tử.
James Malcolm, người đứng đầu chiến lược ngoại hối tại UBS, nói với Insider rằng các vấn đề với công nghệ tiền điện tử cùng với quy định chặt chẽ hơn có thể kéo thế giới tiền điện tử vào một mùa đông khác.
Malcolm đã trích dẫn blog của người sáng lập ứng dụng nhắn tin Signal, người kết luận rằng công nghệ blockchain rất phức tạp và không có tính phi tập trung. Trong khi đó, người dùng của mạng lưới tiền điện tử Ethereum rất bức xúc bởi tình trạng tắc nghẽn và phí giao dịch cao.
Nhiều người trong lĩnh vực công nghệ đang đặt câu hỏi liệu công nghệ tiền điện tử có hiệu quả hay không. Malcolm nói: "Người ra đặt ra câu hỏi rằng nếu đây rõ ràng là công nghệ của thế hệ tiếp theo, tại sao nhiều công ty công nghệ lớn lại không sử dụng chúng? Tại sao Google không đầu tư ồ ạt vào chúng?".
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"