Không chỉ nhái điện thoại, đồng hồ, Trung Quốc còn làm cả bếp gas thương hiệu iPhone
Chuyện một sản phẩm giống hệt iPhone được bán công khai tại Trung Quốc chẳng có gì lạ bởi các sản phẩm của iPhone luôn là mục tiêu đạo nhái của các công ty Trung Quốc.
Do vậy, thật bất ngờ khi mới đây một doanh nghiệp tại quốc gia tỷ dân đứng ra kiện Apple, cáo buộc Apple sao chép thiết kế của họ.
Cụ thể, hãng sản xuất thiết bị điện tử Shenzhen Baili vừa đâm đơn kiện, cáo buộc thiết kế iPhone 6 và 6 Plus của Apple đạo nhái thiết kế smartphone 100C vốn đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của hãng này. Vụ việc đang được Tòa án Bắc Kinh tiếp tục xem xét.
Bạn có thể xem video dưới đây để so sánh thiết kế của 100C với iPhone 6 hoặc 6 Plus.
Bạn có thấy smartphone này giống iPhone 6 không?
Sản phẩm Apple nhiều lần bị các nhà sản xuất Trung Quốc đạo nhái nên thật khó hiểu khi họ lại bị một hãng Trung Quốc kiện vì đạo nhái.
Mời độc giả cùng xem lại những lần sản phẩm Apple bị các hãng Trung Quốc đạo nhái không thương tiếc:
1. Goophone
Mỗi khi một mẫu iPhone mới ra mắt là một loại iPhone nhái mới cũng nối đuôi trình làng. Goophone thường là hãng nhanh chân nhất.
Goophone i6S (129 USD) và i6S Plus (149 USD) là hai phiên bản nhái giống hệt giá rẻ của iPhone 6s và 6s Plus hiện tại của Apple tuy nhiên chúng chạy Android và thông số phần cứng kém hơn nhiều. Chúng cũng không có biểu tượng táo khuyết ở phía sau mà thay vào đó là biểu tượng con ong.
2. iPhone 6s nhái
Mẫu iPhone 6s nhái này có giá cực rẻ, chỉ 37 USD. Nó giống hệt 6s với một nút home lớn hơn không đáng kể và một hệ điều hành cũng chẳng khác iOS là bao. Kích thước của nó cũng không khác gì iPhone 6s.
Một đặc điểm nổi bật khác trên chiếc iPhone 6s nhái này đó là nó dành riêng một trang cho việc chơi nhạc và xem hình ảnh. Có lẽ Apple nên tìm tới các nhái đạo gia chuyên nghiệp này để tìm cảm hứng cho các mẫu iPhone mới.
3. iPhone SE fake
Đôi khi các hãng sản xuất Trung Quốc còn nhanh hơn cả Apple trong việc ra mắt iPhone mới. Một YouTuber đã may mắn mua được iPhone SE tại Trung Quốc tước khi Apple trình làng mẫu iPhone này cả tháng trời.
Phiên bản iPhone SE nhái được thiết kế dựa trên những bản nháp thiết kế xuất hiện trên mạng internet và có vẻ giống iPhone 6 hơn là iPhone 5s. Thực ra, bên trong lớp vỏ là phần cứng và phần mềm của iPhone 5s.
4. iPhone đời đầu giả
Việc đạo, nhái iPhone đã diễn ra từ lâu chứ không phải mới bắt đầu trong vài năm gần đây. Phiên bản iPhone đời đầu cũng có một vài phiên bản nhái bao gồm C-002.
Tuy nhiên, nhà sản xuất C-002 chưa thể đạt được trình độ đạo nhái như ngày nay nên trông chiếc iPhone nhái này cực kỳ cục mịch. Các chi tiết như vuông nhỏ lệch tâm trong nút home, cạnh trên và cạnh dưới màn hình quá lớn và giao diện hệ điều hành nhái iOS xấu xí khiến người ta dễ dàng nhận ra đây là một phiên bản nhái.
Dù sao thì C-002 cũng hội đủ các chi tiết để mọi người thấy rằng nó là một thiết bị nhái iPhone.
5. iPhone fake "Cool999"
Dù đã cố gắng để giống hệt iPhone với cùng kích thước màn hình 3,5 inch và cùng hình dạng nhưng vẫn còn một số đặc điểm tố cáo Cool999 là hàng nhái.
Đầu tiên, logo Apple được đặt ở vị trí nút home và thú vị hơn là vết táo khuyết được đặt bên trái thay vì bên phải như bản gốc. Phía sau nó là ốp lưng kim loại dày cộp, kém thẩm mỹ hơn nhiều so với iPhone ban đầu.
Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy logo Windows của Microsoft ở góc trái màn hình của Cool999. Đúng, đây là mẫu iPhone nhái chạy Windows Mobile 6.0, một đặc điểm cực kỳ thú vị.
6. iOS nhái
Không chỉ sao chép thiết kế và phần cứng, một số hãng Trung Quốc còn đạo nhái cả phần mềm của Apple. Phiên bản MIUI 6 của Xiaomi trông không khác gì iOS 7 của Apple.
Mặc dù các mẫu iPhone giả có mức giá rẻ hơn nhiều so với iPhone chính hãng nhưng làm giả các sản phẩm của Apple là một ngành kinh doanh khá béo bở tại Trung Quốc. Trong năm 2015, một nhà máy sản xuất hàng loạt iPhone giả đã bị triệt phá và nó chứa hơn 41.000 chiếc smartphone với tổng giá trị lên tới 19 triệu USD.
Các hành vi đạo nhái khác
iPhone không phải là thứ duy nhất của Apple bị đạo nhái ở Trung Quốc bởi ngay cả cửa hàng Apple Store cũng bị đạo nhái.
Năm 2011, Apple đã phát hiện ra một chuỗi các cửa hàng Apple Store nhái tại Trung Quốc.
Tổng cộng có 22 cửa hàng Apple Store nhái dán đầy các nhãn hiệu của Apple đã bị cấm sử dụng logo và các sản phẩm của Apple.
Ngay sau khi Apple Watch ra mắt các smartwatch sao chép thiết kế của nó cũng xuất hiện tại Trung Quốc. Và khi iPad Mini ra mắt vào năm 2012, Goophone cũng ngay lập tức tung ra GooPad Mini với thiết kế tương tự và chạy iOS giả.
Ngay cả một sản phẩm Apple không sản xuất là bếp gas iStove cũng bị đạo nhái không thương tiếc. Một nhà sản xuất Trung Quốc đã bị bắt khi bán một chiếc bếp gas gắn logo Apple và chữ iPhone ở mặt trước. Đây không hẳn là một sản phẩm đạo nhái nhưng nó cho thấy một cách kiếm tiền dựa trên sự nổi tiếng của Apple khá độc đáo của người dân Trung Quốc.
Tham khảo Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4