Không chỉ tiền mặt, ngôi đền Nhật Bản còn chấp nhận quyên góp cả bằng quẹt thẻ và tiền điện tử
Nó đang cho thấy một chuyển biến lớn tại Nhật Bản, quốc gia có lượng tiền mặt lớn trong lưu thông so với những nước phát triển trên thế giới.
Ngay cả ở một quốc gia, khi tiền mặt chiếm đến 80% tổng lượng thanh toán như Nhật Bản, các sáng tạo mới như tiền điện tử vẫn đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, và nó đang thay đổi cả thói quen của người tiêu dùng và các mô hình làm việc.
Một nhà hàng mới mở cửa vào tháng Mười Một vừa qua tại quận Chuo của Tokyo, đã trở thành một nơi thử nghiệm các kiểu thanh toán mới khi chỉ chấp nhận tiền điện tử và tiền điện tử. Hiện tại dù lượng khách hàng vẫn chưa thực sự đông đúc như kỳ vọng, nhưng đó không phải là điểm chính.
Tỷ lệ thanh toán bằng thẻ tín dụng ở Nhật Bản gần như thấp nhất so với các quốc gia phát triển khác.
Tờ tiền của bạn không có chỗ ở đây
“Mục đích của nó là cải tiến cách chúng ta làm việc.” Akito Nonomura, giám đốc điều hành của tập đoàn nhà hàng Royal Holdings, người giám sát dự án này cho biết.
Trước đây, để khóa sổ tiền mặt, nghiệp vụ kiểm tra xem liệu lượng tiền mặt trên sổ tại quỹ có khớp với hóa đơn trong ngày hay không, có thể mất đến gần 40 phút bởi vì bất kỳ phép tính nhầm nào đều có thể buộc bạn phải làm lại quá trình kiểm tra từ đầu. Việc loại bỏ tiền mặt trong thanh toán sẽ giúp rút ngắn quá trình này xuống chỉ còn vài phút, giải phóng người lao động để cho các công việc khác.
Theo Nonomura, các khách hàng đã được thông báo trước về việc không sử dụng tiền mặt, vì vậy cho đến nay, họ không gặp phải khó khăn gì khi nhận được hóa đơn thanh toán.
Thậm chí tiền mặt còn đang dần biến mất ở những nơi ít ngờ đến nhất. Giờ đây, có thể du khách không cần phải thả những đồng tiền xe vào trong hòm quyên góp trước khi cầu nguyện ở ngôi đền Ohtori nữa. Địa danh tại Tokyo này đã bắt đầu chấp nhận việc sử dụng thẻ tín dụng thay thế tiền mặt từ tháng Mười Một vừa qua sau khi nhiều du khách hỏi họ rằng liệu họ có thể sử dụng chúng hay không.
Và tại ngôi đền Atago, một nơi nổi tiếng vì các bậc thang bằng đá dài ở trung tâm quận Minato, vào ngày 4 tháng Một sắp tới, trong một ngày duy nhất, việc quyên góp sẽ được thực hiện bằng tiền điện tử Edy do tập đoàn thương mại điện tử Rakuten phát hành. Đây cũng là ngày nhiều người Tokyo đến đây để cầu may cho năm mới. Các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng đồng Edy được đặt trong hộp gỗ để dành cho dịp này.
Các hộp gỗ chấp nhận đồng Edy do Rakuten phát hành trong ngôi đền Atago.
“Nó cho phép các du khách quyên góp tiền bất kỳ khi nào họ muốn, ngay cả khi họ không mang theo tiền lẻ.” Masataka Yoshida của bộ phận Rakuten Card cho biết.
Các du khách quốc tế khi đến Nhật Bản thường cho biết, họ ngạc nhiên về việc rất nhiều cơ sở kinh doanh không chấp nhận thẻ thanh toán. Các tổ chức tài chính địa phương như ngân hàng Seibu Shinkin Bank đang tìm cách thay đổi điều này khi hợp tác với Coiney, một startup tại Tokyo đang cung cấp các máy quẹt thẻ cho nhà hàng, các nhà cung cấp gian hàng và các cơ sở kinh doanh nhỏ khác.
Tiết kiệm chi phí và hơn thế nữa
Theo ngân hàng Mizuho, một bộ phận của tập đoàn tài chính Mizuho, việc duy trì toàn bộ lượng tiền mặt trong lưu thông của Nhật Bản sẽ tiêu tốn khoảng 8.000 tỷ Yên (khoảng 71,2 tỷ USD). Khoản chi phí khổng lồ đó dành cho con người và cơ sở hạ tầng cơ giới cần thiết để vận chuyển và các nghiệp vụ khác cho việc quản lý ghi chép của ngân hàng và in tiền xu, tất cả có thể loại bỏ nếu chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt.
Nhưng tiết kiệm chi phí không phải là lợi ích duy nhất khi thay đổi cách mọi người sử dụng tiêu tiền. CEO Nobuyuki Hirano của tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group, tập đoàn ngân hàng lớn nhất quốc gia này, đang nhìn thấy một tiềm năng khác của việc thanh toán không tiền mặt: đó là hướng tới tâm trí của người tiêu dùng.
“Các hoạt động tài chính thanh toán bằng tiền mặt sẽ không thể chuyển thành dữ liệu để dẫn tới các dịch vụ mới.” Ông Hirano cho biết.
Alipay, bộ phận thanh toán của người khổng lồ về thương mại điện tử Trung Quốc, tập đoàn Alibaba Group Holding, đã tận dụng dữ liệu về người dùng để chuyển họ thành những khách hàng vay mượn tiềm năng cho các hoạt động kinh doanh mới, điều mà những tổ chức tài chính thông thường đã bỏ qua. Khi ngày càng nhiều người dùng Nhật Bản từ bỏ thói quen dùng tiền mặt, việc khai thác dữ liệu họ mang lại sẽ bắt đầu bắt kịp điều này.
Tham khảo NIKKEI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI