Huawei Mate 30 sắp ra mắt sẽ không được cấp phép sử dụng các dịch vụ và ứng dụng của Google.
Vừa mới đây, một phát ngôn viên của Google đã đưa ra tuyên bố gây chấn động. Đó là việc smartphone Mate 30 sắp ra mắt của Huawei sẽ không được phép sử dụng hệ điều hành Android cấp phép và các dịch vụ của Google. Nguyên nhân là do lệnh cấm của Chính phủ Mỹ đối với Huawei.
Các công ty Mỹ muốn hợp tác với Huawei cần phải xin được giấy phép. Tuy nhiên, chúng ta không biết được rằng liệu Google có xin cấp giấy phép hay không. Mặc dù trước đó, Google đã nói rằng họ muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ và cấp phép hệ điều hành Android cho Huawei.
Google sẽ không cung cấp các dịch vụ và ứng dụng của mình cho chiếc smartphone Huawei Mate 30 sắp ra mắt.
Phát ngôn viên của Huawei đã trả lời phỏng vấn của Reuters, sau khi báo cáo trên được công bố. Theo đó, Huawei sẽ tiếp tục sử dụng hệ điều hành Android và hệ sinh thái của Google nếu Chính phủ Mỹ cho phép. Còn không, Huawei sẽ tiếp tục phát triển hệ điều hành của riêng mình.
Không có Google, sẽ không ai mua smartphone Huawei
Huawei hoàn toàn có thể sử dụng phiên bản Android mã nguồn mở mà không vi phạm lệnh cấm của Mỹ. Tuy nhiên các dịch vụ phổ biến của Google như Google Maps, công cụ tìm kiếm, kho ứng dụng Play Store hay Gmail đều phải được cấp phép sử dụng.
Nhà phân tích độc lập Richard Windsor cho biết: “Nếu không có các dịch vụ của Google, sẽ không ai mua những chiếc smartphone Huawei”. Đặc biệt là tại Châu Âu, khi người dùng đã quá quen thuộc với các ứng dụng và dịch vụ của Google.
Sẽ không có ai mua smartphone Huawei, nếu như không có các dịch vụ và ứng dụng của Google.
Huawei từ một nhà sản xuất thiết bị viễn thông, đã từng bước để trở thành một trong những nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Tuy nhiên lệnh cấm của Chính phủ Mỹ đã giáng một đòn mạnh vào doanh số smartphone của Huawei bên ngoài thị trường Trung Quốc. Thị phần của Huawei tại Châu Âu đã giảm từ 24,9% xuống còn 19,3% trong Q2/2019.
Huawei cũng đã chuẩn bị những kế hoạch dự phòng, một trong số đó là phát triển hệ điều hành của riêng mình mang tên HarmonyOS. Tuy nhiên, ngay cả giám đốc điều hành của Huawei cũng cho rằng HarmonyOS chưa đủ sức để thay thế hoàn toàn Android.
Phần cứng của Huawei sẽ không bị ảnh hưởng
Huawei cho biết các thành phần phần cứng trong smartphone của họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Mà quan trọng nhất, đó chính là bộ vi xử lý Kirin 990 được trang bị trong Mate 30.
Kirin 990 được phát triển bởi HiSilicon, công ty con của Huawei, dựa trên bản thiết kế của ARM Holdings. Mặc dù ARM đã chấm dứt quan hệ hợp tác với Huawei, nhưng Huawei cho biết hợp đồng cấp phép của họ có từ trước khi lệnh cấm xuất hiện. Do đó, Huawei có quyền sở hữu vĩnh viễn thiết kế ARMv8 và những con chip dựa trên thiết kế đó, bao gồm cả Kirin 990.
Mối lo ngại duy nhất của Huawei lúc này chỉ là phần mềm, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh số bán hàng tại thị trường Châu Âu. Mate 30 cũng là chiếc smartphone flagship đầu tiên của Huawei được ra mắt sau lệnh cấm của Chính phủ Mỹ. Đây sẽ là phép thử quan trọng để cho thấy Huawei có sống sót được nếu không có Google hay không.
Tham khảo: Reuters
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI