Không còn đau đầu chọn lựa giữa thời lượng pin laptop và khả năng nâng cấp RAM, một công nghệ mới sẽ là giải pháp "All-in-One"
Thay vì phải đánh đổi giữa thời lượng pin và khả năng nâng cấp RAM, một công nghệ RAM mới sẽ là câu trả lời đáp ứng cho mọi nhu cầu của người dùng.
- Độc lạ: Dùng TV LG để hack PlayStation 4
- GTA 6 chính thức ấn định ngày ra mắt
- Kính Google Glass: Ra mắt quá sớm tới trước 10 năm nhưng giờ lại cực kỳ phù hợp với AI?
- Ra mắt tai nghe TWS có chống ồn chủ động, chất âm cao cấp, pin 9 giờ, giá từ 1 triệu đồng
- Huawei MateBook 14 ra mắt: Thiết kế trẻ trung, có màu xanh cực đẹp, màn hình OLED 2,8K, chip Intel Core Ultra, giá từ 21,5 triệu đồng
Trong những năm gần đây, thị trường laptop chứng kiến một xu hướng mới: ngày càng nhiều bộ nhớ RAM được hàn cứng vào bản mạch chủ thay vì có thể dễ dàng tháo lắp và nâng cấp như trước đây. Dù mang lại nhiều tiện ích đáng kể, nó cũng làm nhiều người dùng khó chịu. Nhưng một giải pháp mới đây có thể giải quyết được bài toán này khi mang lại lợi ích cả về trải nghiệm sử dụng cũng như khả năng nâng cấp.
Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều laptop mỏng nhẹ, loại RAM LPDDR (Low-Power Double Data Rate) cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. So với các thanh RAM SO-DIMMs thường thấy trước đây, loại RAM LPDDR này có nhiều ưu điểm đáng chú ý.
Nó có điện áp thấp hơn, giúp tiết kiệm năng lượng hơn. Tuy nhiên, điện áp thấp hơn cũng có nghĩa quãng đường tín hiệu di chuyển giữa bộ nhớ và bộ xử lý cũng ngắn hơn, buộc loại RAM này phải được hàn thẳng lên bản mạch chủ để thu hẹp khoảng cách này.
Nhưng không phải người dùng nào cũng hài lòng với thiết kế này. Khi các ứng dụng hoặc trò chơi đang ngày càng ngốn nhiều bộ nhớ hơn, việc không thể nâng cấp RAM sẽ buộc người dùng phải trả nhiều tiền hơn cho các phiên bản thiết bị có cấu hình cao hơn. Bên cạnh đó, dù có độ bền cao hơn, nhưng trong trường hợp RAM bị hỏng khi hết hạn bảo hành, người dùng sẽ phải mua thiết bị mới thay vì sửa chữa để tiếp tục sử dụng.
Nhưng mới đây thông qua việc hợp tác cùng phát triển giữa nhiều công ty công nghệ hàng đầu như Micron, Lenovo, Dell, Samsung và ADATA, một giải pháp mới đã ra đời, với tiềm năng khắc phục được hầu hết các vấn đề mà RAM hàn đang gặp phải trong khi vẫn duy trì được các ưu điểm của RAM hàn.
RAM LPCAMM2: tương lai mới cho laptop cũng như máy tính bàn
Công nghệ này có tên gọi LPCAMM2 (Low-Power Compression-Attached Memory Module), có thể đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc mang lại khả năng nâng cấp và sửa chữa dễ dàng cho laptop.
Đây là một chuẩn RAM hoàn toàn mới có khả năng tháo lắp, nâng cấp và sửa chữa cho laptop, đồng thời vẫn sử dụng chip nhớ LPDDR (Low-Power Double Data Rate) mới nhất nhằm tối ưu hiệu suất và hiệu quả năng lượng.
Module LPCAMM2 đầu tiên được trang bị chip LPDDR5X với tốc độ lên đến 7.500 MT/s, có dung lượng 32GB và 64GB. Micron, nhà sản xuất RAM hàng đầu, đang là công ty đầu tiên cung cấp module LPCAMM2 trên thị trường với giá khoảng 330 USD. Công ty cho biết, ở chế độ chờ khi đóng nắp, mức tiêu thụ năng lượng có thể giảm đến 80% so với khi hoạt động.
LPCAMM2 không chỉ mang lại khả năng nâng cấp và sửa chữa dễ dàng, mà còn giúp tiết kiệm không gian và năng lượng. So với chuẩn SO-DIMM (Small Outline Dual In-line Memory Module) phổ biến hiện nay, LPCAMM2 nhỏ gọn hơn, chỉ chiếm một nửa diện tích và yêu cầu một module duy nhất để hỗ trợ đường dữ liệu kép (dual-channel), trong khi SO-DIMM cần hai module cho cho hiệu suất tốt nhất. Do vậy, các laptop được trang bị RAM mới vẫn sẽ mỏng nhẹ như loại RAM hàn hiện nay.
Ưu điểm của LPCAMM2 không chỉ dừng lại ở laptop mỏng nhẹ. Chuẩn này cũng có thể áp dụng cho máy tính xách tay hiệu năng cao, laptop gaming và máy tính để bàn, sử dụng chip LPDDR5X thay vì DDR5 để đạt hiệu suất cao hơn nữa. Việc sử dụng module RAM theo chiều ngang cũng giúp tăng khả năng tản nhiệt so với chuẩn DIMM truyền thống.
Với sự ra đời của LPCAMM2, người dùng laptop có thể dễ dàng nâng cấp RAM ngay tại nhà mà không cần kỹ năng chuyên môn cao. Trang web sửa chữa nổi tiếng iFixit đã công bố hướng dẫn chi tiết về cách thay thế module LPCAMM2, một quá trình tương tự như thay thế ổ SSD M.2.
Một tương lai chưa tới
Tuy nhiên công nghệ RAM mới cũng có những nhược điểm cố hữu như mọi loại sản phẩm mới khác. Để tận dụng được các ưu điểm của loại RAM mới, bản mạch phải thiết kế lại để phù hợp với cổng cắm mới, cũng như vị trí lắp đặt loại RAM mới trên bản mạch. Những công việc này đều sẽ khá tốn kém và cần thời gian để nhà sản xuất cũng như người dùng chấp nhận loại công nghệ mới.
Hiện tại cũng mới chỉ có Lenovo trang bị công nghệ RAM mới cho chiếc ThinkPad P1 Gen 7 mới của mình. Ngoài ra chưa có nhiều dòng laptop khác trang bị loại RAM mới này dù các hãng sản xuất chip nhớ danh tiếng như Samsung, Adata và các công ty khác đều cho biết sẽ hỗ trợ loại RAM mới này.
Tuy nhiên, với nhu cầu laptop AI đang tăng mạnh trên toàn cầu và có thể trở thành xu hướng thiết bị mới trong tương lai, kéo theo việc gia tăng nhu cầu dung lượng bộ nhớ và tốc độ xử lý. Hy vọng điều này sẽ là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất laptop cũng như các nhà sản xuất chip nhớ nhanh chóng áp dụng loại RAM mới để đảm bảo hiệu năng AI nhưng vẫn tạo ra các laptop mỏng nhẹ với thời lượng pin cao.
Công nghệ LPCAMM2 đánh dấu một bước tiến mới trong cuộc chiến chống lại sự lỗi thời cũng như thúc đẩy khả năng bảo trì, nâng cấp và kéo dài tuổi thọ của laptop. Với sự hỗ trợ ngày càng nhiều từ các nhà sản xuất hàng đầu, tương lai của laptop có khả năng nâng cấp và sửa chữa dễ dàng đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?