Không còn sản xuất điện thoại, Nokia vẫn sẽ thu về 1,4 tỷ USD từ bằng sáng chế trong 3 năm tới
Dự kiến, trong 3 năm tới, Nokia sẽ tiếp tục ngồi mát ăn bát vàng với khoản tiền kếch xù.
Theo những công bố mới đây của Nokia, cuối cùng, những tranh chấp kéo dài liên quan tới vấn đề bằng sáng chế giữa hãng này với Samsung đã chấm dứt. Kết quả là Samsung phải trả cho Nokia số tiền hơn 1 tỷ USD trong 3 năm tới, bắt đầu năm 2016 này và kết thúc vào năm 2018.
Vụ việc này bắt nguồn từ những thỏa thuận về bằng sáng chế giữa Nokia và Samsung từ năm 2013. Nội dung của thỏa thuận này liên quan tới việc, cả 2 công ty sẽ sử dụng chung bằng sáng chế cho đến cuối năm 2018. Trong đó, mục đích lớn nhất mà Nokia và Samsung đạt được là chấm dứt những xung đột, kiện tụng có thể xảy ra trong tương lai.
Dù không còn sản xuất điện thoại, nhưng Nokia vẫn tiếp tục thu lời từ bằng sáng chế liên quan tới các thiết bị này.
Điều đáng nói, là ngay khi thông báo mới nhất này được đưa ra, cổ phiếu của Nokia đã giảm 10%, theo Reuters. Các nhà phân tích cho rằng, đáng lẽ Nokia xứng đáng được nhận về khoản tiền nhiều hơn thế.
Ban đầu, số tiền mà Samsung chấp nhận bồi thường hàng năm cho Nokia là khoảng 108 triệu USD. Thậm chí con số này từng được đẩy lên gấp nhiều lần. Và cuối cùng, Nokia nhận về hơn 800 triệu USD từ các bằng sáng chế bị vi phạm trong năm 2014. Còn theo các nhà phân tích, con số thỏa đáng hơn sẽ là 900 USD.
Rõ ràng, Nokia đã có thể thu về số tiền lớn hơn từ công ty Hàn Quốc, nếu tiếp tục đưa vụ việc ra toàn án. Nhưng đó là trong trường hợp, nhà sản xuất Phần Lan không nhờ tới trọng tài độc lập trong vụ tranh chấp với Samsung.
Về phía Nokia, Chủ tịch của hãng là ông Ramzi Haidamus lý giải về hành động khá ôn hòa này: "Việc nhờ tới trọng tài độc lập, để giải quyết những tranh chấp liên quan tới bằng sáng chế là hành động khôn ngoan nhất".
Chủ tịch của Nokia là ông Ramzi Haidamus.
Tương tự như vụ việc giữa Nokia và Samsung, gần đây, Apple cũng đi đến một thỏa thuận với Ericsson. Được biết, Cupertino cũng sẽ trả một khoản tiền cho Ericsson, cộng với số tiền được hiểu như "thuê" bằng sáng chế liên tục trong 7 năm liền.
Trên thực tế, việc các nhà sản xuất phần cứng chia sẻ các bằng sáng chế, cũng như lợi ích của chúng là điều thường xuyên xảy ra trong làng công nghệ. Với Nokia và Samsung, hay Apple và Ericsson là một minh chứng điển hình.
Hiện tại, ngoài Samsung, Nokia cũng đang hối thúc một nhà sản xuất Hàn Quốc khác là LG. Khi hãng này cũng xuất hiện những dấu hiệu vi phạm các bằng sáng chế được dăng kí bởi Nokia. Nói cách khác, trong tương lai, Nokia sẽ còn tiếp tục kiếm lời từ những "món hồi môn" trước đây.
Nghĩa là dù Nokia không còn sản xuất smartphone, sau khi bán đi mảng kinh doanh di động của mình cho Microsoft vào năm 2014. Nhưng công ty này sẽ vẫn hưởng lợi từ những bằng sáng chế mà mình dày công nghiên cứu trong khoảng 3 năm tới, cụ thể là cuối năm 2018.
Nhưng nhìn chung, so với những gì công ty Phần Lan phải bỏ ra trước đó, số tiền thu về chỉ như muối bỏ bể. Nokia được cho là đã bỏ ra tới hơn 50 tỷ USD cho việc nghiên cứu và phát triển trong hơn 2 thập kỷ qua. Thành quả là hãng đang sở hữu hơn 30.000 bằng sáng chế khác nhau.
Gần đây nhất, Nokia đã hoàn tất thương vụ mua lại công ty Alcatel-Lucent. Hiện tại, hãng này đang tập trung vào lĩnh vực mạng di động và viễn thông quốc tế. Và nếu không có gì thay đổi, dự kiến, Nokia sẽ "ngồi mát ăn bát vàng" với khoảng 1,4 tỷ USD kể từ nay cho tới hết năm 2018. Nhìn chung, điều có thể tạm khiến các cổ đông tỏ ra an tâm với tình hình kinh doanh của Nokia trong những ngày sắp tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"