Không gì có thể cản lại quá trình lão hóa: nghiên cứu mới dập tan mọi tranh cãi xung quanh khả năng bất tử
Nghiên cứu mới cho thấy con người không có các nào dừng lại quá trình lão hóa do các giới hạn về sinh học.
Sự bất tử và kéo dài tuổi xuân là những chuyện chỉ thuộc về cổ tích thần thoại - một nghiên cứu mới có khả năng sẽ đặt dấu chấm cho câu hỏi ngàn đời đó là liệu chúng ta có thể sống mãi mãi hay không.
Được tài trợ bởi các chính phủ, các tổ chức tài chính, học thuật và các nhà đầu tư thuộc một ngành công nghiệp 110 tỉ đô - dự kiến có giá trị 610 tỉ đô vào năm 2025, các nhà khoa học đã dành ra nhiều thập kỉ nhằm khai thác tiềm năng trị liệu di truyền và trí tuệ nhân tạo nhằm tìm ra một cách ngăn chặn hoặc đảo ngược quá trình lão hóa.
Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây đã xác nhận rằng chúng ta rất có thể không có khả năng làm chậm quá trình lão hóa do các giới hạn về sinh học.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ 14 quốc gia bao gồm các chuyên gia từ Đại học Oxford, với mục tiêu thử nghiệm giả thuyết “tốc độ lão hóa bất biến”, theo đó các loài vật có tốc độ lão hóa gần như mặc định bắt đầu từ tuổi trưởng thành.
“Các phát hiện ủng hộ giả thuyết rằng thay vì sự lão hóa bị chậm lại, chúng ta ngày càng thấy con người sống lâu hơn do tỉ lệ người chết trẻ ngày càng giảm. Khi so sánh dữ liệu tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử trên con người và các loài linh trưởng khác, chúng tôi phát hiện quy luật này có vẻ là giống nhau giữa các loài. Điều này cho thấy rằng các yếu tố sinh học có tính quyết định hơn các yếu tố môi trường đối với tuổi thọ.” - theo Jose Manuel Aburto từ Trung tâm Khoa học Dân số Leverhulme. Kết luận trên được đưa rau sau khi đã phân tích dữ liệu sinh - tử dựa trên độ tuổi được thu thập qua nhiều thế kỉ với quy mô trên nhiều lục địa.
Dữ liệu xác nhận rằng, con người sống lâu hơn do các điều kiện về sức khỏe và chất lượng cuộc sống ngày càng gia tăng. Dù vậy, tỉ lệ tử tăng cao đáng kể ở tuổi già là quy luật chung có thể nhận thấy ở mọi loài.
Câu hỏi liệu chúng ta có thể sống thêm bao lâu đã chia rẽ cộng đồng hàn lâm trong suốt nhiều thập kỉ. Ở Anh, có ít nhất 260 công ty, 250 nhà đầu tư, 10 tổ chức phi lợi nhuận, 10 phòng thí nghiệm với công nghệ hiện đại nhất đang tham gia vào hành trình tìm kiếm câu trả lời. Chính phủ Anh thậm chí còn ưu tiên hai ngành AI (trí tuệ nhân tạo) và kéo dài tuổi thọ thông qua bản thảo về “Bốn Thử thách lớn của Chiến lược Công nghiệp” nhằm đưa Anh Quốc trở thành siêu cường quốc trong tương lai.
Bốn thử thách bao gồm: AI, kéo dài tuổi thọ, phương tiện vận chuyển và công nghiệp xanh.
Kết luận đến từ nghiên cứu trên chính là câu trả lời thiết thực nhất khi so sánh tuổi thọ giữa các loài để xem đâu là yếu tố chủ chốt quyết định tuổi thọ. Aburto cho biết: “Tập hợp dữ liệu cực kì phong phú này đã cho phép chúng ta so sánh khác biệt tuổi thọ trong một loài cũng như giữa các loài.”
David Gems, giáo sư chuyên ngành sinh học lão hóa tại đại học UCL nhận xét kết luận đến từ nghiên cứu này đã giúp dập tắt mọi tranh cãi. Tất cả dữ liệu được nghiên cứu bởi nhóm của Aburto đã tiết lộ quy luật lão hóa chung trong tự nhiên: rủi ro tử vong rất cao trong những năm đầu đời, giảm mạnh trong thời kì trưởng thành và duy trì ở mức thấp tới độ tuổi trưởng thành, sau đó dần gia tăng theo tuổi già.
“Các phát hiện đã xác nhận rằng, trong các cộng đồng dân số từ xa xưa, tuổi thọ trung bình khá thấp vì nhiều người chết trẻ. Khi y học, xã hội và môi trường sống cải thiện, tuổi thọ trung bình bắt đầu tăng.” - theo Aburto.
“Càng ngày con người càng sống lâu. Tuy nhiên, rủi ro tử vong do tuổi già không hề thay đổi. Tự nhiên vẫn sẽ luôn chiến thắng. Cho tới nay, vẫn chưa có phát tiến nào trong y học có thể đánh bại những quy luật tự nhiên.”
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"