Không phải cấu hình cao, giá ngon, đây mới là điều người dùng thực sự cần trong thời đại smartphone bão hòa
Khi thị trường di động đã bão hòa và sức mua mới suy giảm, vai trò của nhóm người dùng trẻ tuổi đối với các hãng smartphone cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lý do cho hiện tượng này là rất dễ hiểu: hơn bất kỳ một lứa tuổi nào khác, giới trẻ luôn mang trong mình niềm đam mê công nghệ, luôn thôi thúc đi tìm những trải nghiệm mới tuyệt vời hơn trước.
Vẫn biết trải nghiệm là quan trọng, nhưng không phải hãng nào cũng hoàn thành được mục tiêu này. Do thị trường đã bão hòa và chu trình sản xuất đã trưởng thành, trong suốt 3 năm qua, nhiều nhà sản xuất smartphone vẫn gắn bó trung thành với chiến lược “khoe cấu hình” và nhái thiết kế/tên gọi để hút người dùng.
Không có gì khó hiểu khi thị trường lại xuất hiện hàng loạt những chiếc smartphone phá giá cấu hình như vậy: không cần phải đầu tư vào phần mềm riêng hay thiết kế riêng, chi phí duy nhất mà nhà sản xuất phải gánh chịu chỉ là linh kiện. Thị trường smartphone đến nay cũng đã có 12 năm kinh nghiệm, đồng nghĩa với chi phí linh kiện đã giảm xuống thấp hơn bao giờ hết. Kết quả tạo ra là những sản phẩm cực kỳ dễ khoe về mặt “cấu hình”, nhưng kém về mặt trải nghiệm. Nhiều nhà sản xuất smartphone Trung Quốc kém tên tuổi cũng có thể dễ dàng tung ra hàng loạt sản phẩm mà thoáng nghe qua về mặt cấu hình, chúng ta sẽ tin rằng đó là những chiếc điện thoại tốt.
Nhưng người tiêu dùng cũng đã trưởng thành cùng với thị trường, đặc biệt là giới trẻ. Họ hiểu được bản chất và điều làm nên giá trị thực sự của sản phẩm. Thứ quan trọng nhất người dùng trẻ cần, là một trải nghiệm cao cấp thực sự mới mẻ và chất lượng thì các hãng này lại không làm được. Bởi để tạo ra một thiết kế thực sự cao cấp, để tạo ra một trải nghiệm có chiều sâu, nhà sản xuất trước hết phải có kinh nghiệm ở những phân khúc đắt tiền. R&D (Nghiên cứu & Phát triển) luôn là một lĩnh vực tốn tiền – nếu cứ đem phá giá cấu hình, các hãng kém tên tuổi lấy đâu ra chi phí để phát triển trải nghiệm?
May mắn thay, thị trường cũng đã có một tên tuổi 10 năm tiên phong phân khúc cao cấp: Samsung. Trong cuộc chiến smartphone 2019, những thành quả mà họ đạt được bắt đầu “thẩm thấu” xuống tầm trung, cũng là phân khúc giá được nhiều người dùng trẻ hướng tới.
Galaxy A50 là điểm hội tụ của những thành quả ấy. Đầu tiên, gã khổng lồ Hàn Quốc đã đầu tư rất lớn vào bộ phận đóng vai trò cốt lõi trong trải nghiệm người dùng: màn hình. Vẫn nói không với “tai thỏ”, Galaxy A50 có nốt khoét rất nhỏ dành cho camera trước. Ảnh hưởng tới khung hình được giảm thiểu, chưa kể người dùng còn được trải nghiệm Super AMOLED siêu nét do chính Samsung tự phát triển, tự sản xuất. Mang tên gọi “Infinity-U”, màn hình của Galaxy A50 cũng chính là sự kế thừa xứng đáng dành cho những thành quả mà Samsung đã từng đạt được cùng Màn hình Vô Cực trên Galaxy S8 ngày nào.
Bên dưới tấm màn này là là thành tựu tiếp theo: công nghệ nhận diện vân tay quang học. Tính đến nay, số lượng smartphone tích hợp cảm biến vân tay dưới màn vẫn là vô cùng ít ỏi, và Galaxy A50 đã góp mặt vào danh sách này chỉ 1 tháng sau khi Galaxy S10 ra mắt. Cũng như trải nghiệm Super AMOLED siêu nét, trải nghiệm mở khóa siêu nhanh, siêu tiện lợi của Galaxy A50 là minh chứng cho thấy tư duy “hướng về giới trẻ” của Samsung: bất cứ lúc nào, gã khổng lồ Hàn Quốc cũng sẵn sàng giới thiệu những tính năng tân tiến nhất cho phân khúc giá mà người dùng trẻ hướng tới.
Trên tất cả, giới trẻ có nhu cầu chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống. Để đáp ứng cho nhu cầu ấy, Galaxy A50 tiên phong cho thiết kế 3-camera trong phân khúc tầm trung. Một camera chính 25MP với tiêu cự f1.7 là lý do mọi bức ảnh đều rực rỡ bất chấp điều kiện sáng. Một camera chụp góc siêu rộng 123 độ là chìa khóa để bắt trọn khoảnh khắc cuộc sống, và một camera chiều sâu là chìa khóa sẽ tạo ra những bức ảnh xóa phông đầy nghệ thuật.
Nhưng một lần nữa, sức mạnh phần cứng vẫn không phải là tất cả những gì Galaxy A50 có: để đảm bảo cho mọi khoảnh khắc đều sống động và rực rỡ, Samsung đã mang công nghệ trí thông minh nhân tạo từ phân khúc cao cấp xuống phân khúc tầm trung. Là một trong những mẫu điện thoại tầm trung đầu tiên sở hữu NPU (bộ xử lý neuron) do Samsung tự thiết kế, Galaxy A50 chứa bộ AI thực thụ có khả năng nhận diện và tối ưu 20 loại khung cảnh khác nhau, có thể hỗ trợ cho các hiệu ứng xóa phông (Art Bokeh) hay lấy nét sau (Live Focus) trở nên cực kỳ chân thực.
Đó đều là những tính năng từng giúp gây dựng danh tiếng lẫy lừng cho Galaxy S9 và Note9 trước đây, sau đó được phổ cấp xuống dòng Galaxy A, mang đến thành công về mặt doanh số cho Samsung. Năm nay, nắm bắt nhu cầu đó, Samsung một lần nữa mang những tính năng hoàn hảo trên camera này xuống Galaxy A50.
Thực tế, cấu hình của Galaxy A50 cũng rất đáng để tự hào: mẫu tầm trung mới của Samsung có pin 4000 mAh, có chip lõi 8 và dung lượng RAM khủng. Nhưng nếu đã nói đến trải nghiệm mới thì chỉ những tính năng phần cứng thôi là chưa đủ. Trớ trêu thay, phần linh hồn của trải nghiệm, thứ sẽ được người dùng trực tiếp sử dụng hàng ngày thì các nhà sản xuất lại hiếm khi nói tới. Cũng dễ hiểu thôi, bởi họ tất cả những gì họ làm là đem khoác tấm áo “nhái” iOS lên trên một cỗ máy nghèo nàn.
Một lần nữa, Samsung lại đứng ngoài trào lưu đáng chán này. Nối tiếp Galaxy S10, Galaxy A50 là mẫu smartphone tiếp theo của Samsung được trang bị bộ giao diện OneUI do gã khổng lồ Hàn Quốc dày công nghiên cứu. Với một ngôn ngữ thiết kế riêng – dạng thẻ với đầu mục cỡ lớn, OneUI mở ra một không gian phần mềm thoáng đãng, mạch lạc và tươi mới hơn bất kỳ bộ giao diện Android nào đi trước.
Nói về OneUI, chuyên trang XDA-Developers khẳng định “Samsung đang thiết kế phần mềm xoay quanh tương lai”. Tom’s Guide cũng đưa ra những lời nhận định đầy lạc quan: “Vì ‘vị’ Android của Samsung cũng là ‘vị’ Android duy nhất mà phần lớn người dùng trên toàn cầu muốn trải nghiệm, sự xuất hiện của OneUI mở ra những triển vọng to lớn”. Không một giao diện Android nào khác từng được những lời khen “có cánh” như vậy cả.
Sự khác biệt giữa Galaxy A50 và những chiếc smartphone cạnh tranh cũng giống như sự khác biệt giữa xe hơi châu Âu và xe hơi Trung Quốc vậy. Thoạt nhìn, những chiếc xe kém tầm có thể bắt mắt và bóng bẩy không kém gì xe xịn, nhưng trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ nhanh chóng nhận ra sự vượt trội của xe châu Âu: đó là một trải nghiệm thú vị, tiện dụng và bền bỉ hơn cả.
Sự khác biệt ở đây là về đẳng cấp, thứ chỉ thuộc về những kẻ đã dẫn đầu không biết mệt mỏi như Samsung. Hơn nửa thập kỷ qua, gã khổng lồ Hàn Quốc đã luôn là đại diện cho khái niệm “Android cao cấp”. Giờ đây, khi người dùng trẻ đã vươn lên trở thành thế lực quyết định cho tương lai di động, Samsung cũng đem những thế mạnh vốn dành riêng cho Galaxy S/Note để cách mạng hóa tầm trung. Những tuyệt phẩm như Galaxy A50 như lời tuyên ngôn rằng: bắt đầu từ nay, người dùng tầm trung xứng đáng được hưởng những tính năng cao cấp nhất.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"