Không "tai thỏ", "giọt nước" hay "nốt ruồi", smartphone tầm trung của OPPO chọn giải pháp full màn hình bằng cách này
Không phải là màn hình tai thỏ hay nốt ruồi, Oppo đang tự tạo ra con đường riêng của mình khi quyết định đưa camera thò thụt và những công nghệ đã làm nên thương hiệu như VOOC lên dòng tầm trung mà đơn cử như chiếc Oppo F11 Pro ra mắt gần đây.
Cách đây không lâu, Oppo đã cho ra mắt chiếc smartphone tầm trung mới nhất của hãng là Oppo F11 Pro tại thị trường Ấn Độ. Tuy chỉ thuộc phân khúc tầm trung nhưng đây được kỳ vọng là sản phẩm đánh dấu nỗ lực tạo dấu ấn riên của Oppo trước các đối thủ.
Đầu tiên phải kể đến chính là camera pop-up, hay có cái tên bình dân hơn là camera thò thụt. Hiện nay rất khó để tìm thấy một chiếc smartphone tầm trung có sử dụng thiết kế này ngoài Vivo V15 Pro. Sự xuất hiện của Oppo F11 Pro là minh chứng cho thấy, camera thò thụt không phải là giải pháp chỉ để chống cháy trước khi các hãng như Oppo, Honor hay Xiaomi tìm ra được cách đưa camera ẩn dưới màn hình.
Đây là một giải pháp có tính ứng dụng cao, hoàn toàn có thể hoạt động độc lập. Có lẽ Oppo đã phần nào nhìn ra được tiềm năng của công nghệ này và muốn biến nó trở thành xu thế chủ đạo trên smartphone của hãng trong năm nay.
Theo Oppo, camera thò thụt (pop-up) của hãng sẽ tự động trồi lên khi người dùng kích hoạt camera và cũng tự động thụt vào khi không còn mục đích sử dụng. Việc lược bỏ camera khỏi mặt trước của máy giúp Oppo dễ dàng tối ưu màn hình.
Cụ thể diện tích hiển thị trên màn hình LCD 6.53 inch của máy lên tới 90,9%. Với không gian trải nghiệm rộng rãi, việc xem nội dung và chơi game trở nên "đã" hơn nhiều.
Cần phải khẳng định rằng, Oppo và Vivo là hai hãng đi đầu với thiết kế camera thò thụt. Thậm chí Oppo là hãng từng tiên phong nhen nhóm ý tưởng camera có thể chuyển đổi linh hoạt công năng từ camera selfie sang camera sau như Oppo N1. Cho đến nay là Oppo Find X và F11 Pro.
Điều này còn chứng tỏ Oppo đang thực sự muốn tìm hướng đi mới khác biệt với thị trường, vốn ngập tràn "tai thỏ" của iPhone và sắp tới có thể là "nốt ruồi" của Galaxy S10. Trong đó, camera thò thụt hay trượt chỉ là một phần trong những toan tính của họ.
Oppo từng được giới công nghệ biết đến với công nghệ sạc siêu nhanh VOOC. Và cho đến nay, người dùng vẫn ấn tượng nhất với Oppo về tính năng này. Tuy nhiên Oppo còn đang tham vọng trở thành hãng đi đầu trong công nghệ camera.
Mới đây, Oppo đã giới thiệu công nghệ zoom quang lossless 10x, được tạo thành từ camera chính 48MP, camera góc siêu rộng và camera tele. Khi ba camera này kết hợp lại có thể tạo ra được dải tiêu cự từ 16mm đến 160mm, tức là bao quát từ góc siêu rộng đến zoom xa gấp 10 lần. Điều ấn tượng là cách Oppo đưa vào những công nghệ đặc biệt giúp camera có thể zoom xa khủng như ống kính máy ảnh DSLR đến vậy nhưng không hề bị vỡ nét.
Nếu công nghệ zoom lossless 10x này sớm được áp dụng trên dòng cao cấp và phổ cập tới dòng tầm trung, đây chắc chắn sẽ là một công nghệ "ăn tiền" lớn bởi đơn giản trên thị trường smartphone hiện nay chưa có một sản phẩm nào zoom quang được xa như vậy.
Thật khó để đoán, một công ty đang tham vọng chi tới 1,4 tỷ USD cho R&D trong năm 2019 như Oppo sẽ còn tạo ra được những ý tưởng thú vị nào nữa nhằm tiến tới một tương lai màn hình tràn viền hoàn toàn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI