Không thể đoàn viên vì lệnh phong tỏa, một gia đình ở Vũ Hán vẫn có cái Tết "online" ấm áp nhờ ứng dụng công nghệ

    zknight,  

    Trước đây mẹ hay xem TV, nhưng bây giờ nó không còn là phương tiện chính giúp mẹ xem được những tin tức mới nhất nữa.

    Celia Chen là một nữ phóng viên công nghệ người Vũ Hán, nhưng lại đang làm việc tại Thâm Quyến. Khi quê cô trở thành tâm dịch của đợt bùng phát virus corona mới, nó đã là thành phố đầu tiên ở Trung Quốc bị phong tỏa vào ngày 23/1.

    Điều đó đã khiến dịp Tết Nguyên Đán của gia đình Chen bị đảo lộn. Cô không thể bay được về quê. Bố Chen mặc dù ở Vũ Hán nhưng cũng không thể về được nhà do giao thông bị đình trệ. Mẹ cô vì vậy đã phải ở nhà một mình trong đêm giao thừa.

    Nhưng với các ứng dụng điện thoại phổ biến ở Trung Quốc, họ cuối cùng vẫn có được một cái Tết "online" ấm áp cùng nhau. Đây là câu chuyện cảm động mà Celia Chen đã kể trên tờ South China Moring Post:


    Không thể đoàn viên vì lệnh phong tỏa, một gia đình ở Vũ Hán vẫn có cái Tết online ấm áp nhờ ứng dụng công nghệ - Ảnh 1.

    Khi tình hình ở Vũ Hán trở nên tồi tệ hơn, Celia Chen đã hủy kế hoạch bay về từ Thâm Quyến.

    Trong khoảng 10 ngày gần đây, kể từ khi quê hương Vũ Hán của tôi bị phong tỏa do sự bùng phát của virus corona, mẹ tôi mới ra khỏi nhà có một lần để vứt rác.

    Mọi năm khác, đúng vào khoảng thời gian này, bà ấy vẫn còn phải bận rộn chuẩn bị thức ăn cho những bữa tiệc trong Tết. Hoặc là rảnh hơn, bà sẽ quây quần cùng các thành viên khác trong gia đình để chơi mạt chược  – một "trò tiêu khiển quốc dân" của người Trung Quốc chúng tôi.

    Nhưng lệnh phong tỏa thành phố được ban hành vào ngày 23 tháng 1 - chỉ 2 ngày trước khi bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán - đã khiến mẹ tôi phải trải qua đêm giao thừa một mình, trong căn nhà của chúng tôi. Theo truyền thống của Trung Quốc, năm mới và giờ khắc giao thừa đó phải là khoảng thời gian các thành viên gia đình được đoàn tụ.

    Khi tình hình ở quê trở nên tồi tệ hơn, tôi đã hủy kế hoạch bay về từ Thâm Quyến, nơi tôi đang sinh sống. Làm việc cho một công ty khí đốt ở ngay phía bên kia thành phố, nhưng bố tôi cũng không thể về nhà vì giao thông công cộng ở Vũ Hán đã ngừng hoạt động.

    Ông ấy nói với tôi rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của ông lúc này là phải ở lại trực. Đây là một giai đoạn nhạy cảm, ông phải đảm bảo một nguồn cung cấp khí đốt an toàn và đáng tin cậy cho tất cả cư dân trong thành phố, hầu hết trong số họ đã bị cô lập trong nhà của mình.

    Trải qua Tết Nguyên Đán ở những địa điểm khác nhau, cả gia đình tôi đã phải dựa vào các cuộc gọi điện và trò chuyện nhóm trên một ứng dụng phổ biến của Tencent, để giữ được liên lạc.

    Là một phóng viên đưa tin về công nghệ, tôi nghĩ rằng mình phải là người có được những thông tin cập nhật mới nhất về tình hình virus corona. Nhưng thật ngạc nhiên, bố mẹ tôi, những người chỉ mới sử dụng internet, đã gửi cho tôi tin tức về dịch bệnh trước cả khi tôi thấy chúng.

    Không thể đoàn viên vì lệnh phong tỏa, một gia đình ở Vũ Hán vẫn có cái Tết online ấm áp nhờ ứng dụng công nghệ - Ảnh 2.

    Không thể đoàn viên vì lệnh phong tỏa, một gia đình ở Vũ Hán vẫn có cái Tết "online" ấm áp nhờ ứng dụng công nghệ

    Mẹ tôi nói rằng mỗi sáng thức dậy, bà đều theo dõi tin tức thông qua Baidu và một cổng tin tức tổng hợp mới ở Trung Quốc có tên là Jinri Toutiao. 

    "Trước đây mẹ hay xem TV, nhưng bây giờ nó không còn là phương tiện chính giúp mẹ xem được những tin tức mới nhất", bà nói với tôi. "Các ứng dụng có thể thông báo cho mẹ ngay khi có tin tức mới, nhưng TV thì không thể, nó lúc nào cũng chậm hàng giờ liền".

    Bố mẹ tôi cũng đã nhận được rất nhiều thông tin từ các nhóm trò chuyện, và ông bà thường tin bất cứ điều gì mà các đồng nghiệp và bạn bè của họ gửi đến. Điều đó khiến tôi lo lắng rất nhiều, về việc họ có khả năng bị lừa bởi một số tin tức giả và tin đồn lan truyền trên mạng về sự bùng phát của virus corona.

    Để đánh lạc hướng mẹ tôi khỏi hàng loạt thông tin liên quan đến virus, bất kể chúng là tin thật hay tin giả, tôi đã rủ bà chơi mạt chược trực tuyến với tôi. 

    Mẹ tôi tỏ ra là một người dùng khá chuyên nghiệp, bà gửi đường link của một game mạt chược mini đến nhóm chat của gia đình tôi, rồi yêu cầu chúng tôi tham gia vào cùng một phòng ảo. Và thế là chúng tôi có thể chơi mạt chược cùng nhau, tiếp tục truyền thống gia đình mà chúng tôi ngỡ rằng mình không thể thực hiện trong năm nay.

    Không thể đoàn viên vì lệnh phong tỏa, một gia đình ở Vũ Hán vẫn có cái Tết online ấm áp nhờ ứng dụng công nghệ - Ảnh 3.

    Mẹ Chen đã mời cả nhà vào chơi chung trong một phòng mạt chược.

    Mẹ tôi chỉ là một nhân viên làm việc ở trường mẫu giáo, nhưng khi ở nhà một mình, bà vẫn có thể tìm thấy những cách giải trí trên mạng.

    "Mẹ nghĩ tất cả những gì mình có thể làm vào lúc này là giữ được sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Chỉ có vậy, mẹ mới không trở thành một gánh nặng thêm cho các bác sĩ", bà ấy nói trong một cuộc trò chuyện của chúng tôi. "Sẽ là dối lòng nếu mẹ nói mẹ không cảm thấy sợ hãi chút nào, nhưng mẹ phải tìm cách giữ gìn sức khỏe và giải trí cho đến khi lệnh phong tỏa kết thúc".

    Để duy trì thể lực, mẹ tôi đã tập thể dục buổi sáng theo các video nhảy arobic trên Kuaishou và Douyin, các nền tảng chia sẻ video ngắn thông dụng. "Mấy đứa nhỏ làm cùng đã giúp mẹ cài những ứng dụng phổ biến nhất này, và giúp mẹ sử dụng chúng", bà nói.

    Mẹ cũng gửi cho tôi những video hài hước trên Douyin – một phiên bản TikTok của Trung Quốc đại lục - cho thấy những người bị cô lập ở nhà đã phải làm gì để giết thời gian và vượt qua cơn buồn chán của họ trong dịch bệnh.

    Ví dụ, một số người vẫn mặc quần áo và múa rồng và múa sư tử ngay tại nhà – một truyền thống thường được tổ chức ở các bữa dạ tiệc mừng xuân ở Trung Quốc. Những video khác cho thấy mọi người đang câu cá trong bể cá nhà mình, hoặc đếm số lượng hạt có trên những quả dâu tây.

    Không thể đoàn viên vì lệnh phong tỏa, một gia đình ở Vũ Hán vẫn có cái Tết online ấm áp nhờ ứng dụng công nghệ - Ảnh 4.

    Livestream xây dựng bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán.

    So với những video ngắn mà mẹ tôi hiện đang nghiện dần, tôi quan tâm nhiều hơn đến các nền tảng phát trực tiếp vì ở đó cho phép nhiều tương tác diễn ra hơn. Gần đây, tôi đã dán mắt vào kênh truyền hình trực tiếp của CCTV, quay lại cảnh hai bệnh viện dã chiến Huoshenshan và Leishenshan đang được xây dựng không ngừng nghỉ ở Vũ Hán.

    Tôi không phải là người duy nhất làm điều đó: vào đỉnh điểm, đã có khoảng 50 triệu người dùng internet Trung Quốc cùng nhau theo dõi phiên phát trực tuyến ấy, một công trường ước tính có khoảng 190 công nhân xây dựng đang thay ca ngày đêm dựng lên các bệnh viện ở quê tôi. 

    Mặc dù không thể nhìn thấy rõ quá trình xây dựng từ video trực tiếp, tôi vẫn thấy một số bình luận rất hài hước.

    "Nếu sau này có phải xin một công việc mới, tôi có thể viết trong sơ yếu lý lịch rằng mình là một trong những giám sát viên của hai dự án quốc gia", một khán giả viết. Một người xem khác đã đặt biệt danh cho những chiếc xe tải đang được sử dụng để vận chuyển thạch cao trên công trường là Tống Huy Tông. Đó là của một vị hoàng đế từ thời nhà Tống, nhưng trong tiếng Trung Quốc, nó nghe có vẻ giống như một cụm từ có nghĩa là "cung cấp thạch cao".

    #ICT_anti_nCoV

    Tham khảo Scmp

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày