Phát biểu nhân Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Khu Công nghệ cao TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Ban quản lý Khu phải phấn đấu trở thành Thung lũng Silicon của khu vực.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Khu Công nghệ cao TP.HCM - Ảnh: H.Đ
Khu Công nghệ cao TP. HCM (SHTP) đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập vào sáng 29/10. Phát biểu tại sự kiện này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến cho các quốc gia những cơ hội và thách thức, tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội.
"Cuộc cách mạng này mở ra một cơ hội lớn cho đất nước chúng ta. Chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với thế giới nếu biết tận dụng những lợi thế của cách mạng công nghiệp 4", Thủ tướng phát biểu.
Xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 khẳng định sự cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ của đất nước, thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI, tập trung phát triển một số khu công nghệ cao theo mô hình tiên tiến trên thế giới.
Trước yêu cầu đó, Thủ tướng chỉ đạo Ban quản lý khu công nghệ cao Thành phố cần đổi mới tư duy, năng động hơn nữa, có tầm nhìn phát triển theo kịp xu thế của thời đại, phấn đấu trở thành một Thung lũng Silicon của khu vực và vươn lên tầm cỡ thế giới.
"Khu công nghiệp cao thành phố phải là một trung tâm lớn về nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu về khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái thông minh, vườn ươm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, góp phần đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh đầu tiên của nước ta", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Cổng vào Khu Công nghệ cao TP.HCM - Ảnh: H.Đ
SHTP là một trong ba khu công nghệ cao Quốc gia (Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 145/2002/QĐ-TTg ngày 24/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2017 là năm kỷ niệm 15 năm thành lập và phát triển SHTP (2002-2017).
Lũy kế đến ngày 30/9/2017, SHTP có 127 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực với tông vốn đầu tư đạt 6,7 tỷ USD (trong đó vốn trong nước: 1,66 tỷ USD/80 dự án, vốn FDI: 5,04 tỷ USD/47 dự án).
SHTP thu hút thành công hơn 10 tập đoàn, công ty công nghệ vào đầu tư sản xuất sản phẩm CNC như Intel, Microsoft, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, FPT, Nipro, Datalogic, Samsung, Sonion… Dự kiến năm 2017 sẽ thu hút khoảng 30 dự án CNC với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 780 triệu USD, nâng tổng vốn thu hút đầu tư lũy kế đạt 6,8485 tỷ USD.
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, SHTP đạt tiến độ, chất lượng tốt, nối kết thuận lợi các tuyến giao thông quan trọng quốc nội và quốc tế, là nền tảng cho phát triển từ SHTP lên mô hình Đô thị Khoa học trong tương lai.
Hạ tầng khoa học và công nghệ được thành phố quan tâm đầu tư nâng cấp, trong đó chú trọng đầu tư vào SHTP với kết quả như sau: Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 35.112,02/44.382,08m đường giao thông và cầu, đạt 79,11% khối lượng so với quy hoạch; đáp ứng yêu cầu mặt bằng phục vụ cho nhà đầu tư; đặc biệt, đã hoàn thành các dự án hạ tầng đáp ứng yêu cầu của Tập đoàn Samsung; đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án còn lại của giai đoạn 11; Đầu tư cơ sở hạ tầng cho 03 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý SHTP và triển khai các dự án hạ tầng về khoa học công nghệ phục vụ cho công tác nghiên cứu KH&CN, đào tạo và ươm tạo KH&CN với tổng mức đầu tư trên 801 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương đã bố trí vốn tới 273 tỷ đồng).
Ban Quản lý SHTP được UBND Thành phố giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư xây dụng Công viên Khoa học và Công nghệ Thành phố (Khu Công nghệ cao thứ 2), diện tích 197 ha, có vị trí kế bên Khu Công nghệ cao hiện hữu. Công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng đã gần hoàn tất. Dự kiến dự án khởi động thu hút đầu tư từ quý 3/2018.
Lũy kế đến nay sản xuất ước đạt 28,4 tỷ USD trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 27,5 tỷ USD và nhập khẩu ước đạt 25,2 tỷ USD.
Giá trị sản xuất bình quân của một lao động Khu CNC năm 2016 là 230.000 ngàn USD, gấp khoảng 11 lần giá trị bình quân các khu công nghiệp khu vực. Giá trị sản xuất của SHTP hàng năm đóng góp 94% trên tổng giá trị sau phẩm sản xuất CNC của thành phố. Dự kiến giá trị sản xuất của SHTP năm 2017 sẽ đạt trên 10 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ vượt mốc 20 tỷ USD.
Tốc độ tăng trường sản xuất công nghiệp của SHTP trung bình khoảng 80%/năm, vượt xa tốc độ tăng trưởng GRDP 8%/năm của toàn Thành phố. Một số doanh nghiệp có sản phẩm đã đạt giá trị gia tăng trên 35% (Nanogen, FPT, Digisensor,...). Tính trung bình, ước tính giá trị gia tăng của các sản phẩm sản xuất tại SHTP hiện ở mức 28%…
Đã góp phần giải quyết việc làm cho 36.719 người; trong đó lao động trong nước: 36.343 người và nước ngoài: 376 người.
Về hoạt động nghiên cứu triển khai, đào tạo và ươm tạo, Ban Quản lý SHTP đã luôn bám sát định hướng SHTP cùng với Đại học Quốc gia TP.HCM và các viện nghiên cứu, trường đại học lân cận trở thành hạt nhân và hình thành Khu Đô thị Khoa học công nghệ Đông Bắc Thanh phố. Hình thành một khu vực kinh tế tri thức trên nền tảng kinh tế số có năng suất lao động, đời sống, hạ tầng sinh hoạt ưu việt hơn mô hình kinh tế truyền thống.
SHTP đã thực sự trở thành điểm đến cho các nhà đầu tư về R&D công nghệ mới, qua hai phương cách: Nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến sản xuất sản phẩm CNC (như Cty United Healthcare, Cty UVP tiếp thu công nghệ quốc tế), hay sáng tạo sản phẩm từ kết quả R&D của doanh nghiệp (Cty Nanogen, Daikou, Datalogic Emotiv…).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"