Kịch bản biến đổi khí hậu thảm khốc nhất: Văn minh nhân loại sẽ sụp đổ vào năm 2050
Trong vô vàn những kịch bản biến đổi khí hậu từ lạc quan đến bi quan nhất thì có lẽ kịch bản cho rằng, văn minh nhân loại sẽ kết thúc sau năm 2050 là thảm khốc nhất.
Biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu và trong khi con người đang loay hoay tìm cách giải quyết, tình trạng này vẫn hàng ngày xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Mặc dù con người liên tục đưa ra các cảnh báo và kịch bản khác nhau liên quan đến biến đổi khí hậu nhằm chủ động tìm cách khắc phục trước khi quá muộn nhưng với kịch bản mới nhất của các nhà khoa học Úc, tương lai của loài người dường như đang mờ mịt hơn bao giờ hết.
Mới đây, các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu khí hậu BNCCR (Breakthrough National Centre for Climate Restoration), Úc đã đưa ra những dự báo không mấy khả quan về biến đổi khí hậu. Theo đó họ đặt giả định văn minh nhân loại có thể chấm dứt vào năm 2050 do tác động của biến đổi khí hậu.
Nhóm nghiên cứu khẳng định, các dự báo trước đây đều chưa tính được hết những rủi ro có thể xảy ra. Thậm chí có nhiều tuyên bố còn mang tính bảo thủ và không tính đến tình trạng phát thải khí nhà kính, băng tan. Đặc biệt các dự báo trước đây còn khá lạc quan nên không thể đánh giá được hết mức độ khủng khiếp do biến đổi khí hậu gây ra.
Báo cáo có tiêu đề Existential Climate-related Security Risk đề cập đến việc thế giới cần tái khởi động tình trạng khẩn cấp giống như Thế chiến thứ 2. Chỉ có như vậy mới mong ngăn chặn được biến đổi khí hậu và nguy cơ xóa sổ nền văn minh nhân loại.
Theo dự báo của nhóm nghiên cứu, nhiệt độ trung bình của hành tinh có thể chạm ngưỡng 3 độ C ngay vào năm 2050 chứ không còn dừng ở mức 2 độ C vào cuối thế kỷ này như nhiều dự đoán trước đó.
Nếu kịch bản này thực sự xảy ra, chúng ta sẽ chứng kiến ngày càng nhiều hơn các hiện tượng thời tiết cực đoan do El Niño gây ra, hệ sinh thái đứng trước nguy cơ sụp đổ và điều kiện sống vượt ngoài sức chịu đựng của con người. Đặc biệt tình trạng thiếu nước ở nhiều nơi trên Trái Đất có thể ảnh hưởng đến khoảng 2 tỷ người.
Hành động hay là chết?
Mặc dù kịch bản có thể xảy ra hoặc không nhưng trước hết, nó đã cho con người cái cớ để thay đổi ngay từ lúc này hoặc không bao giờ nữa. Cần thiết phải có những biện pháp quyết liệt ngay từ bây giờ vì chỉ còn hơn 30 năm tới trước khi kịch bản trên có thể xảy ra.
Theo nhóm nghiên cứu, cách duy nhất để ngăn nguy cơ xóa sổ văn minh nhân loại đó là hạn chế phát thải khí nhà kính trong các ngành công nghiệp và kinh tế ở mức tối đa.
Đi đôi với việc giảm phát thải khí nhà kính, con người cũng cần huy động nguồn lực để phục hồi đa dạng sinh học, nâng cao khả năng điều hòa khí hậu của rừng và đại dương.
Trong tuần vừa qua khi tổng thống Donald Trump nói với hoàng tử nước Anh Charles rằng nước Mỹ có khí hậu tương đối "sạch sẽ" thì có lẽ báo cáo mới nhất về biến đổi khí hậu đã trở thành "cú tát" trời giáng cho những phát ngôn mang tính phóng đại của Tổng thống Mỹ.
Donald Trump từng khẳng định không tin về các tác động của biến đổi khí hậu có thể gây gại cho Mỹ và tác động tới cả hành tinh này. Thậm chí ông Trump còn đơn phương rút khỏi Hiệp định Paris vì lo sợ các biện pháp chống biến đổi khí hậu sẽ tác động đến nền kinh tế Mỹ.
Hơn hết các quốc gia đi đầu về phát thải khí nhà kính như Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ cần phải "làm gương" trước để có một thế giới an toàn hơn cho nhân loại.
Tham khảo Interesting Engineering
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?