Tuy tập trung vào việc thay đổi thiết kế giao diện Windows 8 là chính, nhưng Microsoft vẫn chú trọng cải tiến và nâng cấp hàng loạt các tính năng mới cho người dùng. Một trong số đó là tính năng File History, tính năng này có chức năng sao lưu tương tự như ứng dụng Time Machine của Apple.
Khi được kích hoạt, File History sẽ tiến hành sao lưu dư liệu tập tin được chỉ định trước vào ổ đĩa trong hoặc ngoài hệ thống, tùy theo thiết lập của người dùng. Có thể ví File History là ‘cổ máy thời gian’ dành cho tập tin trong Windows 8, vì nhờ nó bạn có thể phục hồi lại trạng thái tập tin vào thời điểm gần nhất, kể cả bạn đã xóa tập tin đó đi.
Việc sử dụng File History đòi hỏi bạn phải kết nối với ổ đĩa gắn ngoài (ví dụ USB hay HDD di động) hoặc sử dụng mạng chia sẽ vì nó không thể sao lưu dữ liệu trên các ổ đĩa Windows được. Điều này có thể gây khó chịu nhưng lại khá hữu ích nếu chẳng may ổ đĩa chính của Windows bị ‘chết’, File History vẫn có thể phục hồi được trở lai.
Thế làm sao để kích hoạt và sử dụng tính năng File History trên Windows 8? Mời bạn tham khảo bài viết.
Chuẩn bị:
- Thiết bị HDD đi động hoặc USB có dung lượng khoản hơn 8GB (nếu bạn cần nhiều không gian lưu trữ)
- Trình diệt virus được cập nhật phiên bản mới nhất với cơ sở dữ liệu mới nhất.
Hướng dẫn
Kết nối HDD hoặc USB vào máy tính
Tìm đến tính năng File History thông qua tính năng Search của Windows 8 hay trong tùy chọn thiết lập Control Panel > File History
Trong màn hình cửa sổ File History, bạn sẽ thấy biểu tượng ổ đĩa mình đã kết nối sẳn trong danh sách. Bây giờ bạn hãy nhấn ‘Turn On’ để kích hoạt tính năng File History
Khi nhấn Turn On, một cửa sổ xác nhận sẽ xuất hiện, bạn tiếp tục nhất ‘Yes’
Sau khi được kích hoạt, Windows sẽ tiến hành sao lưu các dữ liệu từ các thư mục Libraries, Desktop, Contacts, và Favorites vào ổ đĩa.
Mặc định, File History sẽ tiến hành sao lưu dữ liệu lên ổ đĩa sau mỗi giờ, nếu muốn thay đổi thiết lập này, bạn tìm đến lệnh ‘Advanced settings’ ở cột bên trái. Tại đây bạn có thể thay đổi một số các thiết lập của File History.
Dòng tùy chọn ‘Exclude folders’ giúp người dùng loại trừ các thư mục không cần phải sao lưu, bạn nhấn Add và tiến hành tìm đến thư mục cần loại trừ, sau đó lưu lại.
Ngoài ra, nếu muốn thêm thư mục cần sao lưu vào File History, bạn tìm đến thư mục mình cần và chọn ‘Manage library’, trong cửa sổ mới hiện lên, bạn nhấn ‘Add’ để thêm thư mục mình cần vào danh sách.
Việc sao lưu File Histoty đã xong, bây giờ nếu muốn khôi phục lại dữ liệu của thư mục đã được sao lưu trước đó, bạn tìm đến thư mục mình cần bằng File Explorer, sau đó bạn nhấn chọn biểu tượng ‘History’ trên menu Ribbon của File Explorer
Tại cửa sổ ‘[Tên thư mục] - File History’ bạn hãy xem lại danh sách các dữ liệu đã sao lưu trước đó tại thư mục mình cần khôi phục và nhấn chọn nút lệnh ‘Restore’ để tiến hành khôi phục
Khá đơn giản phải không? Chúc bạn thành công.