Kiến trúc sư chỉ mẹo đơn giản chống nóng cho nhà ống mùa hè, đông đến còn có thể ngừa lạnh
Tại tập mới nhất của Talkshow “House n Home”, KTS Nhâm Chí Kiên đã tư vấn nhiều giải pháp làm mát hiệu quả, đồng thời đảm bảo thẩm mỹ cho kiến trúc nhà phố phổ biến ở Việt Nam.
- Mốt nhà ở mới của người trẻ Trung Quốc: Mua nhà thô nhưng "ngại" chi tiền hoàn thiện, sàn vữa tường xi măng vẫn có thể sống "chill"
- Chào mừng bạn đến với Ichiran, nhà hàng Nhật Bản dành cho người hướng nội!
- Chiêm ngưỡng khu thờ tự tại gia 7 tỷ tại Việt Nam: Rộng như một căn nhà, mọi chi tiết nhỏ nhất đều được thiết kế riêng
Thời tiết ở cả 3 miền những ngày gần đây đang có xu hướng nóng hơn, khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và khó chịu dù ở trong nhà.
Nhà ở Việt Nam, đặc biệt là nhà phố, thường có diện tích nhỏ và chủ yếu được xây dựng theo dạng nhà ống, chỉ có một mặt tiền. Vào mùa hè, không khí trong nhà khó lưu thông nên càng gia tăng sự khó chịu và oi ả. Việc thiết kế những ngôi nhà này vừa đẹp mắt, vừa đáp ứng đầy đủ công năng và phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu là một thách thức không nhỏ.
Trong tập 3 Talkshow “House n Home”, KTS Nhâm Chí Kiên - Founder Công ty kiến trúc APDI ARCHITECTURE cho biết anh hiện cũng đang sống trong một căn nhà dạng ống. Vì vậy, anh phải kết hợp nhiều giải pháp để có không gian nghỉ ngơi thoáng đãng, mát mẻ nhất có thể.
Nguyên tắc “đông che hè mở”: Hè thoáng mát, đông ấm áp
KTS Nhâm Chí Kiên luôn chú trọng đưa ra các giải pháp tối ưu về vi khí hậu cho công trình, đặc biệt là đối với những ngôi nhà tại Hà Nội - nơi sở hữu khí hậu đa dạng với bốn mùa rõ rệt cùng những đợt nồm ẩm khó chịu.
“Giải pháp chắc chắn phải linh hoạt theo các mùa, đông che hè mở. Tức là mùa đông lạnh phải che vào còn mùa hè phải mở ra để cho mọi thứ thông thoáng. Hầu hết các công trình do bên mình thiết kế, giải pháp vi khí hậu luôn là bài toán được ưu tiên hàng đầu”_KTS Nhâm Chí Kiên bộc bạch.
Với căn nhà dạng ống của mình, KTS cũng tuân thủ nguyên tắc gió vào sẽ có gió ra, nhất là mùa hè, khi gió càng đối lưu trong những không gian chung càng tốt. Tuy nhiên đến mùa đông phải đóng lại.
Với trần nhà kính, anh sử dụng rèm có chế độ mở ra, mở vào để kiểm soát được nắng và gió. Các mẫu rèm xếp ly thông thường có giá khá rẻ, chỉ từ vài trăm nghìn đồng song người dùng phải đóng/mở thủ công. Nếu muốn nâng cấp sang loại tự động đóng mở thì mức giá sẽ rơi vào khoảng 5-8 triệu đồng. Tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế, người tiêu dùng có thể chọn loại phù hợp với mình nhất.
KTS Nhâm Chí Kiên còn thiết kế thêm một hồ nước rộng dài để khi gió thổi qua mặt nước bốc hơi lên cũng đủ tạo không gian thoáng mát.
Bên cạnh đó, khi được admin Nghiện Nhà Hà Linh đặt câu hỏi về giếng trời trong nhà, lo lắng về sự chiếu sáng sẽ gây nóng, KTS Nhâm Chí Kiên cho biết: “Diện tích kính lớn sẽ mang đến nhiều ánh sáng nhưng mình có thể sử dụng rèm tự động. Ngoài ra, mình sẽ dùng những loại kính giảm bức xạ nhiệt, 2 lớp để nhiệt không xuyên qua và có màu dịu mắt, không bị chói”.
Tuy nhiên, KTS cũng lưu ý rằng vật liệu chất lượng cao sẽ đi kèm với chi phí tương ứng. Ví dụ, một tấm kính có thể có giá từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi mét vuông. Tuy nhiên, để tối ưu hóa chi phí và đảm bảo hiệu quả, KTS Nhâm Chí Kiên cùng các cộng sự sẽ tư vấn cho khách hàng các giải pháp tổng thể, bao gồm lựa chọn vật liệu phù hợp, thiết kế thông minh và ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Nhờ vậy, khách hàng có thể sở hữu không gian sống thoải mái và thoáng mát nhất với mức đầu tư hợp lý.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?