Kinh doanh chip “chợ đen” bùng nổ tại Trung Quốc sau quy định cấm xuất khẩu của Mỹ
Mới đây, phía Mỹ đã áp quy định cấm xuất khẩu một số loại chip quan trọng sang Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu chip vẫn luôn tồn tại và chip là sản phẩm không thể thay thế.
- Chàng trai 26 tuổi bước vào nhóm tỷ phú trẻ nhất Nhật Bản nhờ các ngôi sao ảo trên YouTube
- Gặp trẻ bị nguy hiểm, quay video đăng TikTok hay gọi người cứu giúp?
- Giữa lúc nước Mỹ đang chìm trong lạm phát, smartphone trở thành mặt hàng "bình ổn giá" nhất
- Tỉ phú Elon Musk thật lòng về dự án internet vệ tinh Starlink
Mới đây, phía Mỹ đã áp quy định cấm xuất khẩu một số loại chip quan trọng sang Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu chip vẫn luôn tồn tại và chip là sản phẩm không thể thay thế.
Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh chip trên thị trường chợ đen tại Trung Quốc phát triển bùng nổ, những nhà kinh doanh này sẽ vẫn “ăn nên làm ra” chừng nào căng thẳng Mỹ - Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang.
Trong căn hộ 2 phòng ngủ tại ngoại ô trung tâm công nghệ Thâm Quyến của Trung Quốc, khi đang ngủ, cô Wang bỗng dưng thức giấc bởi một dòng tin nhắn: “SPC5744PFK1AMLQ9, 300 pc, 21+. Có ai cần không?”.
Chỉ trong vòng vài phút, người phụ nữ 32 tuổi này lao đến máy tính trong phòng khách, gạt hết những hộp mì tôm đang chất đống và lập tức tra cứu. Dòng mã trên thuộc về loại chip sản xuất bởi công ty NXP Semiconductors và được sử dụng trong bộ phận điều khiển của doanh nghiệp. Người gửi dòng tin nhắn trên đang cố gắng tìm kiếm bên mua cho dòng chip mà người đó đang sở hữu.
Cả Wang hay bất kỳ ai trong nhóm 6 thành viên của cô đều không phải những người kinh doanh chip hợp pháp. Những người môi giới tự do như cô trước đây từng tham gia vào thị trường các sản phẩm bán dẫn Trung quốc, tuy nhiên chưa có được nhiều lợi nhuận. Công việc làm ăn kinh doanh của họ thực sự phất lên từ cuối năm 2020 khi mà tình trạng thiếu chip trên toàn cầu bắt đầu gây gián đoạn nguồn cung của mọi thứ, từ điện thoại thông minh cho đến các phương tiện đi lại.
Giờ đây những người như họ đã hình thành một khu vực chợ đen lớn, một diễn đàn bao gồm hàng trăm người trung gian sở hữu hàng triệu con chip đã qua sử dụng hoặc chip đời cũ, giá của nhiều loại chip có những khi rất đắt, mức giá giao dịch cao hơn đến 500 lần so với giá gốc ban đầu.
Nhu cầu chip đặc biệt cao đặc biệt với dòng chip sử dụng cho xe ô tô, hay máy tính trong quá trình ngành này được cách mạng hóa. Quy định hạn chế xuất khẩu chip mới đây của Mỹ chỉ khiến cho tình trạng thiếu hụt chip trở nên tệ hại hơn, và vì vậy khuyến khích cho hoạt động kinh doanh ngầm phát triển, theo chủ tịch hiệp hội ô tô Trung Quốc.
“Các biện pháp trừng phạt mới đây của Mỹ không khỏi khiến cho thị trường bị hoảng sợ, đồng thời nó làm gián đoạn nguồn cung các sản phẩm chip thông thường cũng như chip cao cấp. Các kênh phân phối và giá chip hiện đang rất loạn”, tổng thư ký Hiệp hội Ô tô Trung Quốc – ông Cui Dongshu công bố vào tuần vừa rồi.
Nhiều người kinh doanh chip trên thế giới lập tức tranh thủ cơ hội làm ăn, họ bán chip giá cao cho những doanh nghiệp cần các loại chip quan trọng. Tuy nhiên việc thiếu kiểm soát và nhu cầu leo thang cũng đồng nghĩa các thỏa thuận ngầm ngày một phát triển, Trung Quốc hiện đang là thị trường ô tô và thiết bị vận tải chạy điện lớn nhất thế giới, điều đó cũng đồng nghĩa các thỏa thuận chợ đen ngày một phổ biến.
Chip có vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng, theo phân tích của nhiều nhà môi giới. Nếu chip không đạt chuẩn, chất lượng ô tô và tệ hơn là an toàn của người sử dụng thiết bị sẽ có thể bị đe dọa. Ví dụ trong trường hợp nếu chip giả bị phát hiện trong hệ thống phanh của ABS, kết quả, có thể sẽ có người mất mạng.
Gần đây, hãng cung cấp phụ tùng ô tô Đức Robert Bosch GmbH nhận được đề nghị từ một số doanh nghiệp sản xuất ô tô Trung Quốc về việc xử lý các đơn hàng phụ tùng ô tô sử dụng chip mua từ chợ đen bởi chính những doanh nghiệp này.
Ban đầu, Bosch từ chối những đề nghị này bởi tin rằng các loại chip trên sẽ có thể gây tổn hại đến tính tích hợp của các phụ tùng. Tuy nhiên sau đó, một hãng ô tô đã đề nghị Bosch làm việc trực tiếp với bên kinh doanh sản phẩm bán dẫn chợ đen, Bosch từ chối. Đại diện của Bosch cũng khẳng định rằng tình trạng khan hiếm chip sẽ rất khó được giải quyết trong vòng 1 năm tới và từ chối bình luận gì thêm.
Dù rằng những hoạt động kinh doanh như cô Wang hợp pháp ở điểm họ đều là những doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và đóng thuế, chất lượng của những con chip được mua và bán trên thị trường chợ đen sẽ có thể khó đánh giá. Chip có thể đến từ nhiều kênh khác thường ví như mua bán cửa sau hoặc một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng họ sẵn sàng đặt thừa so với nhu cầu và rồi tích trữ bán kiếm lời. Giới chức Trung Quốc gần đây đã bắt giữ một số bên có hành vi sai trái kiểu như thế này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?