Kinh ngạc, sinh viên chế tên lửa phá vỡ nhiều kỷ lục
TPO - Aftershock II, tên lửa mới do sinh viên Đại học Nam California (USC) chế tạo, gần đây đã phá vỡ một số kỷ lục bay về độ cao, công suất và tốc độ. Nó đạt tới độ cao hơn 143.300 m so với bề mặt Trái đất và đạt tốc độ "siêu thanh".
- ‘Đi chợ’ ngay 5 mẫu xe máy 50cc cho hội người chưa có bằng và các bạn học sinh, sinh viên
- Thành phố Trung Quốc 'vỡ trận' vì 100.000 sinh viên đạp xe đi ăn đêm
- HP OMEN 16 và HP Victus 16: Bộ đôi laptop gaming lý tưởng cho học sinh sinh viên
- Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong "ngôi đền sáng chế" Hoa Kỳ, trở thành "ngôi sao" của trường đại học Mỹ, sau khi mang về khoản tài trợ 25 triệu USD
- Sinh viên Việt Nam được vinh danh với phát kiến hỗ trợ cứu nạn tại Intel AI Global Impact Festival 2024
Một nhóm sinh viên Mỹ đã phá vỡ một loạt kỷ lục thế giới sau khi phóng một tên lửa "tự chế" xa hơn và nhanh hơn vào không gian so với bất kỳ tên lửa nghiệp dư nào khác. Tên lửa do sinh viên chế tạo đã bay cao 27.400 m so với kỷ lục trước đó, một tên lửa Trung Quốc được phóng cách đây hơn 20 năm.
Tên lửa phá kỷ lục, có tên là Aftershock II, được thiết kế và chế tạo bởi các sinh viên tại Phòng thí nghiệm đẩy tên lửa (RPL) của Đại học Nam California (USC) — một nhóm hoàn toàn do sinh viên đại học điều hành. Các sinh viên đã phóng Aftershock II ngày 20/10 vừa qua từ một địa điểm ở Sa mạc Black Rock, Nevada. Tên lửa cao khoảng 4 m và nặng 150 kg.
Tên lửa đã phá vỡ rào cản âm thanh chỉ hai giây sau khi cất cánh và đạt tốc độ tối đa khoảng 19 giây sau khi phóng, nhóm RPL đã viết trong một bài báo ngày 14/11 tóm tắt về vụ phóng.
Động cơ của tên lửa sau đó đã cháy hết, nhưng nó vẫn tiếp tục bay lên khi sức cản của khí quyển giảm xuống, cho phép nó rời khỏi khí quyển Trái đất 85 giây sau khi phóng và sau đó đạt đến độ cao cao nhất, hay điểm cận địa, 92 giây sau đó. Vào thời điểm này, đầu tên lửa tách ra khỏi phần còn lại của tên lửa và triển khai một chiếc dù để nó có thể an toàn quay trở lại khí quyển và hạ cánh xuống sa mạc, nơi nó được nhóm RPL thu thập để phân tích.
Đỉnh cao nhất của tên lửa là khoảng 143.300 m so với bề mặt Trái Đất, "xa hơn vào không gian so với bất kỳ nhóm phi chính phủ và phi thương mại nào từng bay trước đây", đại diện của USC viết trong một tuyên bố. Kỷ lục trước đó là 115.800 m được thiết lập vào năm 2004 bởi tên lửa GoFast do Đội thám hiểm không gian dân sự của Trung Quốc chế tạo .
Trong suốt chuyến bay, Aftershock II đạt tốc độ tối đa khoảng 5.800 km/giờ, gấp năm lần rưỡi tốc độ âm thanh. Tốc độ này nhanh hơn so với GoFast, tên lửa cũng đã giữ kỷ lục tốc độ nghiệp dư trong 20 năm.
Ryan Kraemer, sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí tại USC và là kỹ sư điều hành của nhóm RPL, người sắp gia nhập nhóm Starship của SpaceX , cho biết: "Aftershock II nổi bật với động cơ nhiên liệu rắn mạnh nhất từng được sinh viên sử dụng và động cơ vỏ composite mạnh nhất do những người nghiệp dư chế tạo".
Vụ phóng phá kỷ lục này là thành công mới nhất đến từ RPL. Vào năm 2019, một nhóm khác đã trở thành nhóm sinh viên đầu tiên phóng tên lửa vượt qua ranh giới Kármán — ranh giới tưởng tượng nơi không gian chính thức bắt đầu. Aftershock II là tên lửa thứ hai do sinh viên chế tạo đạt được cột mốc này.
Nhóm nghiên cứu cũng thiết kế một bộ phận điều khiển mới cho tên lửa, được gọi là Mô-đun độ cao để cảm biến, đo từ xa và phục hồi điện tử (HASMTER), có chức năng theo dõi đường bay của tên lửa và triển khai dù.
Các nhà nghiên cứu giám sát nhóm RPL rất ấn tượng với các sinh viên này, những người nhận được rất ít sự giúp đỡ từ giáo viên.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tỷ phú Jensen Huang thắng giải thưởng 3 triệu USD ở Việt Nam: “Tôi đại diện cho các đồng nghiệp tại NVIDIA”
CEO Nvidia Jensen Huang vừa được vinh danh là đồng chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024.
Trẻ em sẽ làm bài tập về nhà ra sao trong kỷ nguyên của ChatGPT? "Bố già AI" và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đưa ra giải pháp