Kính thông minh có thể chuyển văn bản thành giọng nói giúp người khiếm thị dễ dàng đọc hiểu mọi thứ
Một công ty tại Nhật Bản đang phát triển mẫu kính thông minh đặc biệt có thể giúp người khiếm thị dễ dàng hiểu nội dung văn bản thông qua giọng nói.
Chiếc kính thông minh có tên Oton Glass có thể chuyển văn bản thành giọng nói thông qua hệ thống camera và một tai nghe được gắn trên gọng kính.
Oton Glass có hai nguyên mẫu thử nghiệm. Nguyên mẫu đầu tiên chỉ có hai chức năng. Một là phát hiện nháy mắt để khởi động chức năng camera thứ nhất. Trong khi camera thứ hai sẽ có nhiệm vụ chụp lại ảnh và gửi tới bộ xử lý để chuyển văn bản thành giọng nói. Tuy nhiên, quá trình này mất tới 15 giây.
Trong khi đó, nguyên mẫu thứ hai được chế tạo bằng phần mềm CAD và máy in 3D, có thêm chức năng theo dõi mắt và tốc độ phản hồi nhanh hơn, chỉ mất khoảng 3 giây.
Cách thức vận hành của Oton Glass khá đơn giản.Một nửa mắt kính sẽ là chiếc gương phản chiếu mắt người đeo về phía camera đầu tiên. Camera sẽ theo dõi chuyển động của mặt để phát hiện người dùng đang muốn đọc đến đoạn văn bản nào. Hệ thống sẽ liên tục theo dõi chuyển động mắt và biết lúc nào bạn muốn chụp văn bản bằng cách nháy mắt.
Nguyên mẫu Oton Glass thứ hai trông có vẻ gọn hàng hơn
Cách thiết kế bớt rườm rà hơn
Oton Glass kết nối với siêu máy tính mini Rasberry Pi thông dây cáp. Thiết bị này có nhiệm vụ chuyển ảnh chụp từ camera tới hệ thống đám mây để phân tích. Sau đó, toàn bộ nội dung sẽ được chuyển sang âm thanh và phát thông qua tai nghe.
Trong trường hợp máy tính không thể xử lý được đoạn văn bản vì một lý do nào đó, sẽ có một nhân viên hỗ trợ từ xa giải mã và đọc nó cho người đeo.
Có thể coi Oton Glass giống như một cỗ máy Google Translate di động. Nhưng quan trọng hơn cả, nó vô cùng tiện lợi với người khiếm thị.
Keisuke Shimakage, người tạo nên Oton Glass từ năm 2012 với mục đích giúp người cha bị mắc chứng dyslexia, một dạng rối loạn khiến việc đọc chữ trở nên khó khăn so với người thường.
Keisuke Shimakage và nguyên mẫu Oton Glass đầu tiên
Cha của Keisuke sau đó đã khỏi bệnh nhưng anh vẫn quyết định phát triển và hoàn thiện chiếc kính để cứu giúp cho nhiều người khác cũng mắc chứng rối loạn này.
Oton Glass hiện đang được gây quỹ tại Nhật Bản với mức giá 47 USD/chiếc (khoảng 1 triệu đồng). Kính dễ sử dụng với tất cả mọi người và mức giá cũng vô cùng dễ chịu.
Video giới thiệu ý tưởng kính thông minh Oton Glass
Tham khảo Wonderful Engineering
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tỷ phú Jensen Huang cùng 4 nhà khoa học về học sâu trở thành chủ nhân giải thưởng 3 triệu USD từ quỹ của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tối nay, Lễ trao giải VinFuture 2024 đã chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm. Theo đó, sau tiếng vang của 3 mùa giải trước, VinFuture 2024 thu hút số lượng kỷ lục, gần 1.500 dự án nghiên cứu, được đề cử bởi hơn 9.000 đối tác đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nóng: Google mở công ty tại Việt Nam, hoạt động từ tháng 4/2025