Người dùng Wikipedia đang chuẩn bị tổ chức hơn 300 sự kiện trên sáu châu lục để ăn mừng 10 năm tồn tại Wikipedia - Bách khoa toàn thư trực tuyến miễn phí cho phép người dùng bất kỳ chỉnh sửa nội dung, sau thời gian tồn tại chưa dài đã đạt được mức độ phổ biến đặc biệt.
Tại địa chỉ
ten.wikipedia.org có trang cho phép người dùng kết nối cho việc tổ chức ăn mừng 10 năm thành lập Wikipedia. Những sự kiện mới trên đó được bổ sung mỗi ngày. Bản thân ngày lễ chính thức là vào thứ Bảy, 15/1/2011. Trong Bách khoa toàn thư này cũng đã có chương "
Biên niên Wikipedia", dành mô tả những sự kiện chủ yếu trong toàn bộ sự phát triển của dịch vụ trực tuyến Wikipedia.
Chỉ mới 10 năm, Wikipedia đã góp phần thay đổi cách tiếp cận thông tin của mọi người trên Internet và cả cách tham gia vào việc sáng tạo nó. Người dùng cần đến sự trợ giúp của Wikipedia thường xuyên đến mức, những bài viết trên Wikipedia hầu như luôn chiếm giữ những dòng chính đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của cỗ máy tìm kiếm Google.
Site trực tuyến do Jimmy Wales lãnh đạo đã kiên quyết từ chối đăng các nội dung quảng cáo, tiếp tục thường xuyên quyên góp tiền từ công chúng nhờ những chiến dịch đặc biệt, và chiến dịch quyên góp gần đây nhất đã thu được một số tiền lớn - 16 triệu đô la Mỹ (~314 tỷ đồng).
Không hay ho gì chuyện lịch sử tồn tại của Wikipedia gắn liền với các bê bối. Mặc dù nguyên tắc của Wikipedia là tạo khả năng cho bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa nội dung của các bài viết, việc bảo vệ nhiều lớp để xác định được người muốn sửa cũng gây tranh cãi. Thông thường, trên các trang của Wikipedia đều có thiết lập bảo vệ tạm thời để ngăn ngửa phá hoại và cái gọi là "cuộc chiến chỉnh sửa".
Trên trang Wikipedia dành để bàn về chính site này, những chỉ trích nhắm vào Wikipedia được viết như sau: "Mặc dù chính sách của Wikipedia tất thảy nhằm hỗ trợ nguyên tắc kiểm chứng được và trung lập về quan điểm, các nhà phê bình cáo buộc bách khoa toàn thư về tính chủ quan và thiếu nhất quán một cách hệ thống (trong đó dành quá nhiều nội dung cho văn hoá giải trí) và về việc nó ưu tiên cho các nguồn tin có đồng quan điểm với đội ngũ biên tập... Có cả những hoài nghi về thẩm quyền nguồn tin và độ chính xác của thông tin.
Wikipedia cũng bị chỉ trích về tính nhạy cảm mang tính phá hoại của thông tin và về việc công bố những thông tin sai lệch hoặc chưa được xác minh. Tuy nhiên, như các nghiên cứu cho thấy, các phá hoại thường chỉ xảy ra trong ngắn hạn còn việc xác minh do tạp chí Nature thực hiện đã cho thấy các bài viết khoa học của Wikipedia có độ tin cậy sánh ngang với Bách khoa toàn thư Britannica, có những sai sót ở mức độ nghiêm trọng tương đương với Nhà xuất bản Britannica".
Lễ mừng 10 năm Wikipedia sẽ diễn ra trong đời thực cũng như trên Internet. Ví dụ, ở Boston, một trong các sự kiện như thế sẽ diễn ra trong khuôn khổ MIT Mystery Hunt - Cuộc thi hàng năm của Học viện Công nghệ Massachuset về giải đố, còn tại San Francisco sẽ là một hội nghị khu vực của các biên tập viên và các nhà tổ chức Wikipedia. Hàng loạt các sự kiện mừng ngày thành lập Wikipedia cũng được lên kế hoạch thực hiện tại các thành phố của châu Âu, châu Á, châu Phi, Úc và Nam Mỹ.