"Không cần thanh minh, bạn bè bạn không cần chúng, kẻ thù của bạn cũng chẳng thèm tin đâu" - Elbert Hubbard.
"Không bao giờ kêu ca; không bao giờ giải thích" (Never complain; never explain)
Câu nói đanh thép và hàm súc này được phát biểu bởi cố thủ tướng Anh Benjamin Disraeli, sau này được rất nhiều người giàu có, địa vị cao trong xã hội ở nhiều nền văn hóa lấy làm phương châm sống.
"Không bao giờ" ở đây không mang nghĩa châm biếm, cũng không hoàn toàn là "không bao giờ" cho mọi tình huống. Cần hiểu rõ nên áp dụng khi nào, ở đâu thì câu nói này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc trở thành con người tự tin và biết cách tự khẳng định mình.
"Không bao giờ giải thích"
"Không cần thanh minh, bạn bè bạn không cần nghe, kẻ thù của bạn cũng chẳng buồn tin" - Elbert Hubbard.
Khi cố thủ tướng Anh Winston Churchchill hãy còn là một sĩ quan nghèo, ông luôn tìm cơ hội để được trải nghiệm thế nào là trận mạc thực sự. Nhờ sự kiên trì và lập trường vững vàng, ông đã được ra trận với tư cách là trợ lý riêng của William Lockhart - người chịu trách nhiệm giám sát các chiến dịch của quân đội Anh ở khu vực nay là Pakistan.
Winston Churchchill khi còn trẻ
Khi mới tham gia, Winston Churchchill “hành xử và được đối xử phù hợp với địa vị của một thuộc cấp trẻ tuổi.” Nhưng rồi một ngày nọ ông nhìn thấy cơ hội để đưa ra lời tham mưu và tham gia nhóm "quân sư được tin tưởng” và “được đối xử như một người lính dày dạn kinh nghiệm"
Có lần, một kí giả (phóng viên) bị đuổi về từ doanh trại do viết một bài báo chỉ trích những chiến dịch kém hiệu quả, Churchill biết rằng đại tướng và những sĩ quan khác bị xúc phạm và rất tức giận, bài viết đó làm cho họ cảm thấy uất ức vì những lời lẽ thiếu công bằng.
Tham mưu trưởng lập tức soạn một văn bản chi tiết, nhằm phủ định và bác bỏ bài viết và chuẩn bị gửi cho tòa soạn. Ngay lúc đó, Churchchill đã lên tiếng, thuyết phục cấp trên rằng không cần thiết phải làm như vậy, một bài báo tồi tệ như thế chắc chắn sẽ không được duyệt xuất bản:
"Không đáng và cũng chẳng phù hợp chút nào khi một sĩ quan cao cấp trong quân đội Anh, người lăn xả nơi chiến trường lại đi tranh đấu với báo chí và một kí giả bị trục xuất. Việc này nên để lại cấp trên và các nhà chính trị, dù cuộc tranh luận này có nắm chắc phần thắng hoặc hay ho đến đâu đi chăng nữa, phơi bày sự việc này ra chỉ thể hiện sự yếu đuối mà thôi!"
Đó là một trong số nhiều lần Winston Churchchill "ghi điểm" trong mắt cấp trên, tỏ rõ mình là người biết nhìn xa trông rộng và vô cùng khôn ngoan.
Vì sao thanh minh trong tình huống này lại thể hiện sự yếu đuối?
Thanh minh cho việc mình làm chính là bạn đã trao sức mạnh vào tay kẻ khác. Khi bất cứ ai chỉ trích hay xúc phạm bạn, khó chịu trước việc bạn đã làm hay nói theo nhiều cách khác nhau thì phản ứng giống tham mưu trưởng là hoàn toàn tự nhiên.
Nếu như người đó là cấp trên hoặc là một vị khách hàng, bạn có thể sẽ cần phải đưa ra một lời giải thích để giữ lấy công việc hay cơ hội của chính mình.
Tuy nhiên, nếu đó là một kẻ lạ mặt mà bạn không biết rõ (ký giả trong tình huống bên trên), thì phân trần là một quyết định vô cùng "hớ".
Nếu cứ bận tâm đến suy nghĩ của những người không nằm trong danh sách "tôn trọng" của mình, bạn đang cho phép bản thân bị kéo xuống ngang hàng, thậm thí là thấp kém hơn người đó.
Cứ việc xem những người đang muốn bạn phải thanh mình để cảm thấy hả dạ là những kẻ dở hơi, không việc gì phải bận tâm. Tuy nhiên, người đưa ra lời chỉ trích thông thái, hợp tình hợp lý, thì việc lắng nghe và sửa đổi sẽ rất hữu ích.
Trong mỗi con người đều có sự cố chấp, nếu để người khác kích động cái cố chấp trong bạn và đôi bên cứ khăng khăng cho mình là đúng, chuyện sẽ dần trở nên tồi tệ.
"Không bao giờ kêu ca"
Mối liên hệ giữa hai vế câu: "Không bao giờ kêu ca; không bao giờ giải thích", chính là sự tự chủ và khả năng tự chịu trách nhiệm.
Một khi bạn đã hiểu được tại sao ít khi cần giải thích, bạn sẽ hiểu được cũng nên ít kêu ca thôi. Bạn chỉ cần đặt bản thân vào đúng vai trò của mình và hành động sao cho phù hợp.
Còn nếu như bạn lâm vào tình huống mà việc phàn nàn sẽ mang lại kết quả kém xa so với việc bạn tự mình cố gắng tạo nên những thay đổi, thì bạn hãy lựa chọn hành động thay vì than vãn
Đối tượng mà bạn tìm tới để than phiền có mục tiêu và quan điểm sống khác hẳn so với những nhu cầu và ước muốn của bạn
Cùng xem ví dụ về việc đánh giá những giáo sư giảng dạy tại trường Đại học:
Khi một giáo sư nghiêm khắc, giao những bài tập lớn quá khó cho sinh viên, sẽ có hai luồng phản ứng:
Nhóm sinh viên lười học, năng lực "nhàng nhàng" sẽ cho rằng: Đây là một giáo sư tồi, ông ta không để ý đến năng lực của đại đa số sinh viên, đương nhiên sau này sẽ "né" bằng được môn học mà ông ta dạy.
Nhóm sinh viên chăm chỉ, năng lực tốt lại cho rằng: Đây mới đúng là người thầy đáng mong đợi, những bài tập kia mới mang tính chọn lọc, thách thức cao.
Hai nhóm sinh viên này, chẳng có nhóm nào nói sai. Tuy nhiên, vị giáo sư khó tính này có những nguyên tắc và mục đích của riêng mình, tại sao ông ấy lại phải bận tâm khi một nhóm người không có cùng mối bận tâm và ưu tiên kêu ca? Trong khi mục đích chung ở trường Đại học là giáo dục và nâng cao trình độ con người, nhóm sinh viên "lười" đang lãng phí thời gian của bản thân vào việc... than vãn.
Thế giới này tồn tại không chỉ để đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của riêng cá nhân nào hết. Bạn chỉ có 2 việc mà thôi: Tiếp tục dùng thời gian quý báu của bản thân để kêu ca hoặc tự thay đổi, làm những việc khiến bản thân cảm thấy vừa lòng hơn.
Theo Artofmanliness
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4