Lại thêm công nhân lắp ráp iPhone tự tử vì áp lực công việc, đã đến lúc Apple cần phải thay đổi?
Những cái chết này lại một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về điều kiện làm việc khắc nghiệt của Foxconn với những công nhân nghèo phải làm việc quá giờ để nhận về đồng lương chết đói, trong khi những sản phẩm họ lắp ráp luôn được bán với giá rất cao so với các hãng khác.
Hiện tại, chiếc Note7 của Samsung vẫn đang là tâm điểm của sự chú ý, thế nhưng chỉ trong vài tuần tới đây thôi mọi sự chú ý chắc chắn sẽ dồn về phía iPhone 7. Mặc dù không được trang bị quá nhiều cải tiến so với bản iPhone tiền nhiệm nhưng khả năng cao nó vẫn sẽ bán rất chạy, đơn giản là bởi… Apple làm ra mà.
Lượng cầu quá lớn cũng kéo theo nhiều sức ép cho các bên sản xuất iPhone. Và một lần nữa, các công nhân Trung Quốc lại trở thành nạn nhân của vòng xoáy sản xuất và tiêu thụ điên cuồng các sản phẩm công nghệ. Tuần trước, tờ Wall Street Journal đã đưa tin về cái chết của 2 công nhân Foxconn ngay trong khu lắp ráp hầu hết iPhone và iPad trên thế giới. Một trong số 2 nạn nhân lần này, cũng như nhiều người trước đó, tự kết liễu đời mình ngay sau ca làm việc.
Mặc dù cường độ làm việc căng thẳng khét tiếng tại Foxconn rất có thể là nguyên nhân khiến người này quyết định nhảy lầu, thế nhưng hiện vẫn nguyên nhân chính xác vẫn chưa được làm rõ. Theo những nguồn tin ghi nhận được thì cái chết này xảy ra đúng vào thời điểm cao độ sản xuất iPhone 7 cho kịp đơn đặt hàng.
Vụ việc của người công nhân còn lại thì không như vậy. Theo tờ Wall Street Journal thì cô bị đâm bởi một đoàn tàu khi đang trên đường đến nhà máy vào ngày 19/8. Câu hỏi đặt ra là tại sao cô lại bị đâm?
Nguyên nhân được cho là bởi hôm đó, các công nhân nghèo của Foxconn phải băng qua đường ray để đi làm giữa cơn lũ (khi các lối đi bộ đều đã ngập). Nhà máy này quy định sẽ cắt giảm mức tiền thưởng nếu họ không có mặt tại nhà máy, ngay cả trong tình hình thời tiết xấu.
Dòng tweet của nữ phóng viên tờ Wall Street Journal cho biết các công nhân buộc băng qua đường ray đi làm vào mùa lũ nếu không muốn bị cắt giảm mức thu nhập vốn đã rất thấp. Một trong số những người băng qua đường ray hôm 19/8 đã tử nạn.
Những cái chết này lại một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về điều kiện làm việc khắc nghiệt của Foxconn với những công nhân nghèo phải làm việc quá giờ (đôi khi lên đến 14 tiếng/ngày) để nhận về đồng lương chết đói, trong khi những sản phẩm họ lắp ráp luôn được bán với giá rất cao so với các hãng khác.
Cũng theo Wall Street Journal, Foxconn gần đây đã tuyển thêm hàng chục ngàn công nhân mới để phục vụ cho việc lắp ráp iPhone 7. Trong khi đó, Apple từng biện hộ rằng hãng đã khống chế lượng cung ứng sản phẩm từ khi những cái chết đầu tiên tại Foxconn xuất hiện năm 2010. Kể từ đó, Foxconn đã cơi nới các ca làm thêm giờ cho linh hoạt hơn, thế những gần đây, với việc dư luận ý thức rõ ràng công việc ở đây khắc nghiệt và không tương xứng với thu nhập, nhà máy lại thay đổi chiến lược khi chỉ cho phép những công nhân tuyển được thêm công nhân khác vào làm được phép làm thêm giờ. Điều này tạo sức ép vô cùng lớn cho những ai không tìm thêm được bạn bè vào làm, bởi nếu không làm thêm giờ thì họ chỉ có thể kiếm được đồng lương chết đói.
Apple không phải hãng công nghệ duy nhất vướng mắc vào một dây chuyền sản xuất có vấn đề. Mặc dù Foxconn còn sản xuất nhiều sản phẩm cho các bên khác nhưng những cái chết lại thường xuất phát từ các công nhân sản xuất trong dây chuyền của Apple. Rõ ràng, Apple có thể làm nhiều hơn trước vấn đề này, chẳng hạn như cắt giảm một chút lợi nhuận, nhưng hãng đã không làm thế.
Đây cũng chính là lý do hãng điện thoại Nhật Freetel’s lại lên kế hoạch di dời dây chuyền của mình về Nhật, cho dù hoạt động này có đẩy mức giá bán lên cao đi chăng nữa.
Tất nhiên tất cả những điều này cũng là hậu quả của các điều luật lao động Trung Quốc. Như Wired từng đưa tin từ năm ngoái, những nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc trong các nhà máy tại đây hầu như không phát huy tác dụng bởi các chủ nhà máy liên tục phản đối các điều luật thắt chặt; nhiều quan chức cũng nhất mực làm ngơ.
Cả Foxconn và Apple đều đã bày tỏ lời chia buồn đến gia đình hai nạn nhân, thế nhưng phía Foxconn hiện vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về những vụ việc trên.
Tham khảo Forbes, Wall Street Journal
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"