Giá cước Uber có thể tăng vọt vào những khung giờ cao điểm hay thời tiết xấu, phải làm sao để tránh được tình trạng này?
Nếu hiểu rõ về cách thức hoạt động của biểu giá linh hoạt thì các bạn hoàn toàn có thể tránh được tình huống “há hốc mồm” khi xuống xe. Cụ thể, biểu giá linh hoạt là hình thức tăng giá tự động qua thuật toán mỗi khi hệ thống của Uber nhận thấy cầu vượt quá cung. Thuật toán thông minh này sẽ khuyến khích các tài xế di chuyển vào khu vực cầu cao để dần cân bằng lại cung – cầu, giải quyết tình trạng thừa xe chỗ này, thiếu xe chỗ khác ở các thành phố lớn.
Khu vực cầu cao cùng hệ số nhân giá sẽ hiển thị thành màu đỏ hoặc vàng (tùy theo mật độ gọi cao - thấp) trên màn hình ứng dụng của tài xế, thu hút họ đi vào các vùng này. Đôi khi, chỉ cần vài tài xế di chuyển tới một khu vực màu đỏ là mức giá đã được bình ổn về nguyên gốc.
Ví dụ về các khu vực nhân giá hiển thị trên màn hình ứng dụng của tài xế
Để tránh các đợt tăng giá, nếu không phải đi gấp, bạn hãy ấn nút Notify me if surge ends (thông báo cho tôi khi nào hết tăng giá) rồi chờ đợi ít phút hoặc đi bộ một quãng trong lúc các xe Uber di chuyển vào khu vực của bạn.
Chọn "Notify me if surge ends" để chờ lượng cung xe tăng lên
Trong trường hợp không muốn phải chờ đợi, bạn hãy gọi xe trước khi bước ra đường khoảng 10-20 phút.
Bạn cũng có thể sử dụng Google Maps để so sánh giá giữa các dịch vụ gọi xe và tìm được dịch vụ chi phí phù hợp nhất. Các dịch vụ như Uber, Grab (và Lyft, với người dùng tại Mỹ) đều đã được đồng bộ vào Google Maps để người dùng có thể xem thêm nhiều lựa chọn cho chuyến đi của mình. Chỉ cần ấn chọn dịch vụ ngay trên Google Maps, màn hình sẽ được chuyển tới đúng ứng dụng dịch vụ đó trên máy bạn (nếu đã cài hết các app này), chẳng hạn như dưới đây:
Một thủ thuật khác là sử dụng ứng dụng dự báo nhân giá SurgeProtector (có sẵn trên iOS) để xác định được các điểm nhân giá và các điểm không, nhất là trong trường hợp Uber áp dụng chiến lược không hiển thị hệ số nhân với thị trường Việt Nam (như đã làm với thị trường Mỹ).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4