Khi khởi động và sử dụng một chiếc máy tính, các phần cứng trong thiết bị sẽ cùng nhau hoạt động với hiệu suất khác nhau nhưng cùng một mục đích là làm cho thiết bị hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chẳn may có vấn đề nào đó phát sinh thì hiệu suất hoạt động của thiết bị sẽ giảm đi rất nhiều, đôi khi dẫn đến nguy hiểm cho người dùng nếu chẳn may có hỏng hóc nào liên quan đến mất mát dữ liệu người dùng.
Vậy làm sao để có thể tự mình theo dõi và kiểm tra quá trình hoạt động của phần cứng trong máy tính để qua đó xác định trước các hỏng hóc có thể xãy ra? Mời bạn theo dõi các gợi ý trong bài viết này.
Các công cụ có sẳn trong Windows 7 và Windows 8
Windows 7 và 8 được Microsoft trang bị sẳn 1 số các công cụ khá tuyệt vời giúp người dùng có thể kiểm tra tình trạng hệ thống. Tuy nhiên phần lớn người dùng lại ít khi biết về chúng. Phần lớn các ứng dụng có sẳn này đều nằm trong gói Administration Tools.
Bây giờ chúng ta hãy điểm danh sơ qua một số công cụ kiểm tra phần cứng trong gói Administration Tools của Windows
- Resource & Performance Monitor
Cả 2 phiên bản Windows 7 và 8 điều được trang bị thêm công cụ theo dõi và chuẩn đoán hệ thống mà rất có thể bạn chưa từng biết đến, đó là Resource and Performance Monitor. Bạn có thể gọi ứng dụng này bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows R để gọi hộp thoại Run lên và nhập vào dòng lệnh ‘perfmon /report’ sau đó nhấn Enter.
Một cửa sổ mới sẽ hiện ra và bắt đầu quá trình thu thập dữ liệu liên quan đến phần cứng hệ thống, quá trình này sẽ mất ít phút.
Sau khi kết thúc quá trình, Resource and Performance Monitor sẽ thông báo các vấn đề phát sinh có liên quan đến phần cứng cho bạn và đề xuất các hướng giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, Resource and Performance Monitor còn thông tin cảnh báo cho bạn biết tình trạng của hệ thống thông qua các nút màu sắc khác nhau.
Khá là hữu ích nếu bạn cần đánh giá nhanh tình trạng hệ thống.
- Kiểm tra bộ nhớ RAM - Windows Memory Diagnostic
Windows còn cung cấp thêm ứng dụng giúp kiểm tra bộ nhớ RAM của máy tính bằng ứng dụng Windows Memory Diagnostic.
Khi khởi động ứng dụng, một cửa sổ sẽ yêu cầu bạn khởi động lại máy tính để bắt đầu quá trình kiểm tra.
Khi khởi động lại máy tính, bạn sẽ thấy xuất hiện trên màn hình quá trình kiểm tra RAM thông qua các dòng lệnh được hiển thị trền màn hình. Khi quá trình kết thúc, các bản ghi lỗi sẽ được lưu lại trên hệ thống, bạn có thể xem lại chứng thông qua tính năng Event Viewer.
Sử dụng các ứng dụng phần mềm bên ngoài
Nếu các công cụ được cung cấp sẳn trong Windows khiến bạn cảm thấy chưa đủ thì mời bạn tham khảo qua 3 phần mềm có cùng chức năng được cung cấp miễn phí bên dưới.
- PC Wizard của hãng CPUID
PC Wizard là 1 ứng dụng khá tuyệt để theo dõi và kiểm tra hệ thống, ứng dụng được cung cấp miễn phí bởi hãng CPUID. Tuy nhiên bạn đọc nên chú ý các bước cài đặt để tránh tự động cài thêm công cụ Ask.com Toolbar và đổi trang chủ trình duyệt sang Ask.com.
PC Wizard được trang bị hầu hết các ứng dụng kiểm tra và theo dõi hệ thống mà bạn cần. Bạn có thể tải về PC Wizard
tại đây
- Speccy của hãng Piriform
Là hãng khá nổi tiếng với 2 sản phẩm phần mềm CCleaner và Defraggler, tuy nhiên ít ai biết được bên cạnh 2 ứng dụng dọn dẹp và chống phân mảnh nổi tiếng này thì Piriform còn phát triển thêm ứng dụng Speccy.
Có thể nói đây là 1 ứng dụng khá tuyệt vời nếu bạn muốn biết được chi tiết phần cứng bên trong của máy tính. Tương tự như các ứng dụng khác của hãng, Speccy được cung cấp hoàn toàn miễn phí và có hỗ trợ Tiếng Việt, bạn có thể tải về
từ đây
- Sandra Lite của hãng SiSoftware
Sandra là chữ viết tắt của System Analyzer, Diagnostic and Reporting Assistant. Đây là một phần mềm benchmark hoàn toàn miễn phí với đầy đủ các tính năng dành cho Windows. Phần mềm là bao gồm tập hợp các công cụ nhỏ giúp bạn đánh giá tốc độ từng bộ phận của máy tính như tốc độ RAM, tốc độ mạng, hay hiệu năng của CPU … Có thể nói Sandra đánh giá được tất cả các các phần cứng và cả phần mềm trong máy tính của bạn. Đôi khi bạn còn thấy SiSoft Sandra đưa ra các bài test cho những phần cứng mà bạn không nghĩ là nó tồn tại trong máy của bạn.