Lần đầu áp dụng công nghệ thực tế ảo của phi công vào phẫu thuật não, thành công trên hơn 900 bệnh nhân

    Dink,  

    Công nghệ thực tế ảo đang len lỏi vào nhiều lĩnh vực và giúp đỡ con người chúng ta rất nhiều. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể được nhìn thấy rõ rệt theo từng ngày.

    Một phi công lái máy bay và một bác sĩ phẫu thuật não có nhiều điểm tương đồng hơn bạn tưởng. Với công việc có tính chất giới hạn thời gian và nhiều rủi ro, họ phải tập trung vào mục tiêu và giảm thiểu thiệt hại

    Có vẻ không ai hiểu được mối quan hệ này rõ hơn là Alon Geri và Moty Avisar, một người là lão tướng của Không lực Israel và một người là đồng sáng lập của Surgical Theatre, một công ty mang đến những công nghệ hàng đầu về thực tại ảo sử dụng trong phẫu thuật não.

    Công nghệ được phát triển bởi Surgical Theatre được gọi là SNAP, sử dụng công nghệ quét MRI đã có sẵn để tạo nên hình mẫu 3D, công nghệ có thể so sánh được với thực tại ảo. Geri và Avisar đã tạo nên SNAP khi tiến hành nghiên cứu và làm việc nhằm tạo ra một môi trường bay giả lập.

    Đầu những năm 2000, họ nhận ra rằng vấn đề của phẫu thuật não cũng gần giống với những khó khăn mà các phi công đồng nghiệp của họ gặp phải.

    “Bạn làm hỏng việc trong lần đầu tiên bắt tay vào làm, hoặc là bạn sẽ tiêu dùng hoặc là bạn sẽ tốn toàn bộ thời gian vào việc khắc phục sự cố mình đã gây ra”, ông Geri nói.

    Bắt đầu vào năm 2005, hai nhà nghiên cứu đã bỏ ra 3 năm để tìm ra một giải pháp cho những tấm quét MRI phẳng và không màu sắc. Năm 2013, công nghệ của họ đã được FDA - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thông qua. Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ VR, các bác sỹ đã có thể đưa bệnh nhân điều trị đi qua một thế giới ba chiều đầy đủ màu sắc.

    Như là sự khác biệt giữa một cuốn sách hình nổi và công nghệ 4K vậy”, giám đốc điều hành dự án nghiên cứu Hộp sọ và Khối u tuyến yên tại Viện Nghiên cứu Thần kinh Hoag, ông Robert Louis chia sẻ về sự khác biệt giữa MRI và SNAP. “Chúng hoàn toàn không cùng một đẳng cấp”.

    Viện Hoag đã sử dụng công nghệ SNAP từ tháng 12 năm 2015. Trong vòng 7 tháng, Louis và đội ngũ nghiên cứu đã dùng SNAP với mọi bệnh nhân họ điều trị. “Nó đã thực sự tạo nên một ảnh hưởng rất lớn tới cách thức chúng tôi làm việc”, ông vui vẻ nói.

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bệnh nhân có được những vai trò chủ động nhất định trong quá trình khám chữa bệnh, họ sẽ thấy thoải mái hơn nhiều. Với SNAP, các bác sĩ có thể đeo kính VR cho bệnh nhân để họ có thể tự “ngắm nghía” bộ não của mình trước khi chính thức nằm xuống điều trị.

    Thậm chí, việc phẫu thuật cũng đã thành công hơn nhiều so với trước. Bệnh nhân phục hồi nhanh hơn khi mà SNAP đã giúp bác sĩ tránh được những vết cắt không cần thiết.

    Hiện tại, SNAP đang được sử dụng tại 9 địa điểm và vào cuối năm nay, địa điểm thứ 10 sẽ chính thức được chạm tay vào công nghệ này. Tính tới thời điểm này, đã có 900 ca phẫu thuật sử dụng công nghệ SNAP này.

    Giám đốc Robert Louis mong đợi rằng sau một thời gian nữa, công nghệ này sẽ còn cung cấp được nhiều chi tiết hơn nữa để giúp ích cho việc phẫu thuật.

    Nếu không có SNAP, việc này sẽ không thể khả thi được. “Bạn không thể nhìn được những chi tiết não này với con mắt thường, hay thậm chí là sử dụng kính hiển vi”, ông Louis nói.

    Với giới y học, đó là một đột phá công nghệ giúp ích rất nhiều trong phẫu thuật. Với Alon Geri, đó là một dấu mốc cực kì lớn trong đời ông.

    Lần đầu tiên tôi ngồi trong phòng phẫu thuật, tôi đã rất xúc động”, ông nói. “Tôi nhớ mình đã có những suy nghĩ như thế nào về việc ‘chuyển ngành’ từ việc lái một cỗ máy chiến đấu tới việc phát triển một cỗ máy cứu người”.

    Tham khảo BI

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ