Từ ngày 1/11, học viên theo học Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT sẽ có thể lựa chọn học tập tại các cơ sở đào tạo ở 4 thành phố lớn gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin dành cho học viên tại khu vực miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Quản trị & Công nghệ FSB (thuộc trường Đại học FPT) đã chính thức triển khai đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm định hướng chuyên sâu trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) tại Đà Nẵng và Cần Thơ.
Học viên chương trình MSE tại Hà Nội (Ảnh: FSB)
Trước đó, chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) đã được FSB triển khai đào tạo tại các cơ sở ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút lượng lớn học viên là các kỹ sư công nghệ mong muốn nâng cao kiến thức để nắm bắt và làm chủ các xu hướng công nghệ "hot" trên toàn cầu như: trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và Internet kết nối vạn vật (IoT).
Chương trình có sự hỗ trợ đào tạo từ phía Công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam - FPT Software, đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT, Top 10 doanh nghiệp công nghệ số trong lĩnh vực A-IoT và HealthTech với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm. Với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia CNTT có chuyên môn tốt và nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm đến từ các tập đoàn lớn đến từ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Chương trình gồm các môn theo chuẩn chứng chỉ chuyên nghiệp quốc tế như Quản trị dự án phần mềm nâng cao, Trí tuệ nhân tạo (AI), Phát triển ứng dụng IoT, Big Data... Bên cạnh đó còn có các buổi workshop, ngoại khóa mang đến cho các học viên cơ hội giao lưu, học hỏi và tham gia dự án thực tế cùng các chuyên gia công nghệ có tiếng trong và ngoài nước.
Nhờ đó, sau thời gian đào tạo, các kỹ phần mềm sẽ được tôi luyện để trở thành những nhà quản trị dự án phần mềm chuẩn quốc tế hoặc những chuyên gia công nghệ thông tin có khả năng khai thác hiệu quả tài nguyên dữ liệu số và khả năng xây dựng các hệ thống phần mềm thông minh phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường.
Lễ Khai giảng chương trình MSE kỳ học tháng 9/2023 tại Hà Nội (Ảnh: FSB)
Ấn tượng với chương trình học MSE tại FSB, anh Nguyễn Tuấn Tùng, lập trình viên tại Techvify, học viên khóa 13 của chương trình chia sẻ: "FSB là một trong những trường hàng đầu đào tạo về lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm. Chương trình MSE của trường có danh tiếng tốt, tôi tin rằng MSE sẽ mang lại cho tôi cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp đáng giá".
Cũng bị hấp dẫn bởi nội dung chương trình đào tạo chuyên sâu về AI, anh Trịnh Việt Thắng, hiện đang làm việc tại Viettel Software Service chia sẻ: "Tôi đã tìm hiểu chương trình MSE có các nội dung liên quan đến Machine Learning, điều mà tôi đang cần để bổ sung kiến thức cho bản thân nên tôi quyết định đăng ký tham gia học. Hy vọng sau khóa học này tôi sẽ tích lũy đủ kiến thức làm nền tảng để trở thành một kỹ sư AI trong tương lai".
Chương trình MSE đào tạo trong thời gian 1,5 năm với thời gian học linh hoạt ngoài giờ hành chính, phù hợp với đối tượng là: kỹ sư các chuyên ngành đúng hoặc chuyên ngành gần với Kỹ thuật phần mềm; quản lý trong các doanh nghiệp công nghệ, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông; cá nhân tiềm năng, có tố chất, tham vọng và quyết tâm trở thành chuyên gia công nghệ hoặc những nhà quản lý dự án phần mềm thành công trong tương lai.
Với hơn 20 năm triển khai đào tạo, Viện Quản trị & Công nghệ FSB (thuộc trường Đại học FPT) hiện đã có hơn 10.000 cựu học viên là các nhà quản trị và chuyên gia công nghệ đang nắm giữ những trọng trách cao tại các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm thông tin chương trình tại đây hoặc qua hotline: 090 459 55 77.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"