Lần đầu tiên một công ty tại Mỹ cấy chip lên nhân viên để quản lí tốt hơn

    Trịnh Hải,  

    Đây hứa hẹn sẽ là một phát kiến tuyệt vời được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong tương lai.

    Một công ty ở tiểu bang Winconsin thuộc khu vực miền Trung Bắc nước Mỹ đã trở thành đơn vị đầu tiên trên thế giới khi tiến hành cấy chip lên nhân viên của mình. Đại diện của công ty cũng chia sẻ thêm rằng sẽ có trên 50 người tình nguyện được gắn chip lên cơ thể vào tuần tới.

    Việc gắn chip lên người hoàn toàn không bắt buộc đối với nhân viên tại nhà hàng Three Square Market (32M) cũng như họ có thể yêu cầu gỡ chip nếu sau này họ nghỉ việc hoặc thay đổi suy nghĩ của mình. Công ty sẽ thực hiện cấy ghép chip nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) vào tay nhân viên trong ngón tay cái và ngón trỏ. Công ty 32M cho biết, với con chip có kích thước nhỏ bằng hạt gạo được gắn lên người, nhân viên của công ty sẽ có thể thực hiện hàng loạt các tác vụ khác nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng.

    Ông Todd Westby, CEO của 32M cho biết: “Chúng tôi đã nhìn thấy trước được công dụng của công nghệ RFID trong việc vận hành mọi thứ như mua bán, mở cửa, sử dụng máy sao chép, đăng nhập vào hệ thống máy tính tại công ty, mở khoá điện thoại, chia sẻ thông tin doanh nghiệp, lưu trữ thông tin y tế và thực hiện thanh toán tại các điểm chốt RFID khác.”

    Con chip hoạt động dựa trên khả năng khai thác tối đa công nghệ giao tiếp tầm ngắn (NFC) tương tự như các thiết bị khác được sử dụng trong việc thanh toán không tiếp xúc, các hệ thống thanh toán di động và thẻ cấy ghép trên động vật

    Việc cấy ghép chip lên cơ thể người đã trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm khi nó được mở rộng và thực hiện tại một công ty của Thuỵ Điển có tên Epicenter vào đầu năm nay. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên chúng được xuất hiện tại các tổ chức lớn ở Mỹ như 32M với 85 nhân viên.

    Chi phí để thực hiện cấy ghép vào khoảng 300 USD trên một con chip và tất nhiên công ty sẽ chịu hoàn toàn chi phí này. Tất cả nhân viên của công ty sau khi được cấy chip lên người sẽ không cần phải mang theo người những vật dụng như chìa khoá, thẻ ID, điện thoại hay bất cứ thứ gì để xác minh- việc mà họ vẫn phải làm hàng ngày khi đến công ty làm việc.

    Họ hoàn toàn không hề phủ nhận lợi ích của chương trình này mang lại nhưng họ đang lo lắng đến một vấn đề khác. Đó chính là sự bảo mật cá nhân, quyền riêng tư khi mà mọi nhất cử nhất động của họ đều được theo dõi 24/24 cũng như khả năng bị hack bởi tin tặc.

    Thấu hiểu lo lắng của nhân viên, ông Westby đã khẳng định về độ an toàn của con chip với ABC News khi chia sẻ rằng công ty không tích hợp GPS trên hệ thống để theo dõi họ và ngoài ra những con chip cũng được thiết kế chống lại sự xâm nhập trái phép đến từ các hacker. Ông cho biết việc xâm nhập vào hệ thống qua con chip là điều hoàn toàn không khả thi bởi nó không có kết nối Internet và cách duy nhất để xâm nhập chính là chặt tay của người dùng.

    Để chứng minh sự an toàn của công nghệ này, giám đốc điều hành nói rằng vợ và con của ông cũng sẽ được cấy ghép vào tuần tới, trùng hợp với một “bữa tiệc chip” được tổ chức tại trụ sở chính của công ty ở River Falls, Wisconsin.

    Tuy không thể theo dõi vị trí của nhân viên nhưng con chip vẫn có thể cung cấp cho quản lí một lượng thông tin khổng lồ về những gì nhân viên của mình đã làm cụ thể ở bất kì khoảng thời gian nào ví dụ như tần suất họ nghỉ giải lao hay sư dụng nhà tắm, loại thức ăn nhanh mà họ mua v.v..

    Tóm lại, bỏ qua những lo ngại về bảo mật thì đây là những bước đi đầu tiên trong việc hiện thực hoá một cuộc sống hiện đại khi mà mọi thủ tục rườm ra được thay thế bằng những thao tác đơn giản như sử dụng ngón tay. Đây hứa hẹn sẽ là một phát kiến tuyệt vời được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong tương lai.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ