Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã tái tạo được tế bào thần kinh tủy sống
Bất chấp phán đoán trái chiều từ cộng đồng Y học thế giới, các nhà khoa học đã thành công tái tạo phần quan trọng nhất của tủy sống.
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã thành công trong việc tái tạo lại tế bào tủy sống. Dù mới chỉ thực hiện thí nghiệm trên chuột, khả năng sản sinh ra tế bào phụ trách về khả năng cử động có ý thức là một bước ngoặt cực kỳ lớn trong công cuộc đem lại sự tự do vận động ở những người bị liệt toàn phần hoặc một phần.
Bộ tế bào được tái tạo được gọi là “chùm sợi trục thần kinh vỏ não” và kết nối phần vỏ não trên với cột sống tủy. Bộ phận này được coi là hệ thống quan trọng nhất trong cơ chế vận động ở người. Mark Tuszynski, thành viên trong nhóm nghiên cứu giải thích: “Bộ phần này chưa từng được tái tạo thành công trước đây. Nhiều nhóm nghiên cứu đã nỗ lực và thất bại trong quá khứ, chính chúng tôi đã nhiều lần thất bại trước đây”.
Bằng cách cấy ghép tế bào gốc và điều hướng sự phát triển của chúng thành tế bào tủy sống ở chuột, hai chi trên của những con chuột bị liệt bán phần đã được cải thiện rất rõ ràng. Chúng đã có thể sử dụng hai chi từng bị liệt của mình để vươn ra và nhận lấy thức ăn.
“Điều đặc biệt nhất ở thí nghiệm này là câu hỏi về khả năng hỗ trợ tái tạo tế bào của những tế bào thần kinh gốc, khi mà những loại tế bào khác được thử nghiệm đã hoàn toàn thất bại trong việc này. Và hết sức bất ngờ với chúng tôi, thực nghiệm đã thành công”, Mark Tuszynski chia sẻ.
Tế bào cụ thể được sử dụng ở đây là tế bào thần kinh tiền thân của cả chuột và người, lý do lựa chọn loại tế bào gốc này là vì khả năng biến đổi thành nhiều loại tế bào thần kinh khác nhau dựa vào những tín hiệu hóa học chúng nhận được. Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã quan sát thấy quá trình tế bào gốc "lấp đầy" những vùng tế bào hỏng hóc và kết nối với những tế bào bị đứt đoạn.
Giáo sư Mark Tuszynski phấn chấn: “Với thành công trong việc tái tạo hệ thống quan trọng nhất trong cơ chế vận động, chúng tôi tin rằng phương pháp này sẽ sớm có thể được áp dụng trên người”.
Tuy vậy, công nghệ cấy ghép này sẽ không thể thực hiện được trên người trong “ngày một ngày hai” được. Sau khi phân tích và thực hiện những thực nghiệm tương tự một cách chuyên sâu, các nhà nghiên cứu cần phải bảo đảm sự an toàn của phương thúc chữa bệnh khi sử dụng trong việc điều trị dài hạn, xác định loại tế bào gốc phù hợp nhất sử dụng cho con người và chỉ khi đấy những thực nghiệm trên người mới có thể được phép bắt đầu đưa vào hoạt động.
Từ trước đến nay khả năng tái tạo lại tế bào thân kinh ở động vật có vú như người và chuột đều bị cho là không tưởng do đặc tính cấu trúc kín của nơ-ron. Nỗ lực “lội ngược dòng” đáng khâm phục của các nhà khoa học trong nghiên cứu này không những chứng minh giả thiết của nhiều nhà khoa học trên thế giới là sai mà nó còn đem lại hy vọng về một phương pháp chữa bệnh mới được mở ra trong tương lai gần.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"