Lần đầu tiên trong lịch sử, một công ty Trung Quốc là nhà quảng cáo chi nhiều tiền nhất trên Meta, Mark Zuckerberg vừa mừng vừa lo
Công ty Trung Quốc này chính là nhà quảng cáo số 1 tính theo doanh thu trên Meta.
- Đại diện Bộ TT-TT: Sự cố Facebook sập đem tới nhiều tín hiệu tốt cho Việt Nam
- “Thủ phạm" tự thú đánh sập Facebook toàn cầu
- 40 tiểu bang Mỹ kêu gọi Meta ngăn chặn hành vi cướp tài khoản Facebook
- "Âm mưu bí ẩn" đằng sau vụ Facebook bị sập toàn cầu: Vì sao nguyên nhân thật sự bị giấu kín?
- Cảnh báo nguy cơ lừa đảo sau sự cố sập Facebook
Ngoài việc thu hút hàng triệu khách hàng Mỹ bằng vô số những món đồ giá rẻ, tờ BI nhận định rằng nền tảng thương mại điện tử Temu còn trở thành "ân nhân" của tập đoàn Meta.
Nói như vậy là bởi, theo tài liệu mà WSJ thu thập được, năm ngoái, Temu đã chi khoảng 2 tỷ USD quảng cáo trên Facebook và Instagram. Chưa hết, họ cũng chính là nhà quảng cáo số 1 tính theo doanh thu trên Meta. Thậm chí, số tiền quảng cáo mà Temu chi nhiều đến mức một số nhân viên Meta nói đùa rằng tập đoàn nên cảm ơn Temu bằng cách… tặng thẻ quà tặng.
Đáng nói, không chỉ riêng Meta mà các Big Tech khác cũng được hưởng lợi từ ngân sách quảng cáo ngày càng tăng của Temu. Theo báo cáo của WSJ, Temu cũng đã lọt vào Top 5 nhà quảng cáo hàng đầu của Google. Và Giám đốc điều hành của Pinterest đã chỉ ra hiệu ứng Temu trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh gần đây rằng "Temu là một người đóng góp... tuyệt vời". (Temu cũng đã chi hàng chục triệu USD cho ba quảng cáo trong Super Bowl).
Temu trực thuộc PDD Holdings có trụ sở tại Trung Quốc, công ty cũng điều hành nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo trong nước. Temu nổi tiếng mạnh tay chi tiêu cho quảng cáo trên mạng xã hội để thu hút khách hàng và tải xuống ứng dụng. Dĩ nhiên, Temu mạnh tay chi tiêu cho quảng cáo như vậy là có lý do, bởi họ tin rằng sẽ được đền đáp sau này.
Và có vẻ như họ đã thành công: Temu là trang web phát triển nhanh thứ hai vào năm 2023, chỉ sau OpenAI. Một báo cáo cho thấy cứ 3 người mua sắm ở Mỹ thì có gần 1 người đã sử dụng Temu.
Trong khi đó, trong báo cáo kết quả kinh doanh mới đây, Meta vừa công bố lợi nhuận kỷ lục trong quý trước, giúp giá cổ phiếu tăng vọt, với đề cập ngắn gọn rằng 10% doanh thu quảng cáo toàn cầu của họ đến từ quảng cáo trò chơi và thương mại điện tử Trung Quốc.
Nhưng có một vài vấn đề nảy sinh. Một vài người Mỹ thừa nhận Temu vô cùng hấp dẫn nhưng họ cũng bày tỏ mối lo ngại về tính chất gây nghiện của ứng dụng này. Trong khi đó, các công ty như Google và Meta thì đang hoàn toàn tận hưởng vận may quảng cáo mà Temu mang lại và không hề tỏ ra bất kỳ sự lo lắng nào. Tờ Financial Times đã công bố một cuộc điều tra lớn về công ty mẹ của Temu là PDD và kết luận rằng Temu chứa nhiều bí ẩn theo những cách mà các công ty giao dịch đại chúng thường không làm được.
Bí ẩn bao quanh những điều cơ bản như ai sở hữu công ty, văn phòng đặt ở đâu và các khía cạnh đơn giản của mô hình kinh doanh và tài chính của công ty, chẳng hạn như tổng giá trị hàng hóa của công ty là bao nhiêu: Tại sao PDD trông giống như các công ty cùng ngành nhỏ hơn nhiều khi so sánh trình độ nhân viên và chi tiêu nghiên cứu? Tại sao các đối thủ cạnh tranh chưa mô tả tác động của sự trỗi dậy của PDD? Tại sao các số liệu của bảng cân đối kế toán lại thay đổi theo tốc độ khác với doanh thu? Làm thế nào một công ty trị giá 200 tỷ USD lại sở hữu "tài sản cứng" (hard asset) trị giá dưới 150 triệu USD?
Cuộc điều tra của Financial Times đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng công ty mẹ của Temu thực sự bí ẩn và rất không giống các đối thủ thương mại điện tử khác của Trung Quốc như Alibaba. Nhưng hiện vẫn chưa rõ chúng ta nên rút ra kết luận gì.
Rõ ràng, đối với Meta và Google, sẽ là không hay nếu như một trong những nhà quảng cáo hàng đầu của họ lại có một mô hình kinh doanh không rõ ràng và bí ẩn.
Nhưng dù sao thì tất cả những lo ngại kể trên cũng có thể không còn quá quan trọng. Theo báo cáo của Business Insider, chiến lược chi tiêu cho quảng cáo rầm rộ gần đây của Temu và Shein dự kiến sẽ sớm hạ nhiệt.
Những người trong ngành quảng cáo kỳ vọng mức chi tiêu cho quảng cáo của nhà bán lẻ sẽ tiếp tục kéo dài đến hết năm 2024, trước khi giảm dần vào năm tới. Khác xa với việc trở thành một nhóm người mới chi nhiều tiền cho quảng cáo, các chuyên gia kỳ vọng sự tăng đột biến từ các thị trường bán lẻ sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, giống như sự gia tăng tạm thời do tiền số hay dịch vụ mua trước trả sau vài năm trước.
Ngay cả ở mức 2 tỷ USD, chi tiêu quảng cáo của Temu có thể cũng không khiến công ty trở nên nổi bật. Giám đốc tài chính của Meta, Susan Li, nói với WSJ rằng doanh thu quảng cáo ở Trung Quốc, Temu và 10 công ty chi tiêu quảng cáo hàng đầu khác chỉ chiếm 1/3 tổng thu nhập tại quốc gia đó của công ty.
Cuối cùng, Meta và Google hoàn toàn có năng lực để xử lý việc mất doanh thu quảng cáo từ Temu, nếu và ngay khi có thể xảy ra.
Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, phải thừa nhận rằng Temu đã nhanh chóng trở thành một công ty có tiếng vang khắp Big Tech.
Theo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming