Lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia công bố kế hoạch khai thác khoáng sản bên ngoài Trái đất

    MinK,  

    Quốc gia nhỏ bé Luxembourg vừa phát ra tuyên bố mạnh mẽ về tham vọng trở thành người đi đầu trong việc khai thác tài nguyên bên ngoài Trái đất, mảng kinh doanh chưa từng tồn tại từ trước tới giờ.

    Đại công quốc Luxembourg có diện tích khoảng 2.600 km2 (hạng 175 thế giới), dân số 563.000 người (năm 2013, hạng 170), là một đất nước nhỏ nhưng đã đề ra mục tiêu đầy táo bạo.

    Hôm 30/6, bộ trưởng kinh tế nước này bất ngờ tuyên bố kế hoạch mở rộng khai thác khoáng sản tới các tiểu hành trình, trở thành “ngành công nghiệp then chốt”. Luxembourg thể hiện tham vọng rõ ràng khi nhắm tới vị thế trung tâm châu Âu trong việc thăm dò và sử dụng nguồn tài nguyên ngoài không gian.

    Vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của 2 công ty chuyên lập kế hoạch khai thác tài nguyên trên các tiểu hành tinh là Planetary Resources và Deep Space Industries đã thay đổi cách nhìn của thế giới về lĩnh vực này. Các cơ quan không gian cấp nhà nước như NASA , JAXA và ESA đã bắt đầu hoặc đang lên kế hoạch tổ chức nhiều chuyến thăm dò tới các tiểu hành tinh (hoặc sao chổi, như trường hợp của ESA). Nhật Bản thậm chí còn mang những vật phẩm từ tiểu hành tinh Itokawa trở về Trái Đất với khoảng cách 300 triệu km.

     Ngành công nghiệp dự kiến mang về hàng nghìn tỷ USD cho các nhà khai thác.

    Ngành công nghiệp dự kiến mang về hàng nghìn tỷ USD cho các nhà khai thác.

    Đó có thể được gọi là cuộc cạnh tranh ngầm mang tên “cơn sốt vàng”, nhưng thực tế nó vẫn chưa thể hiện rõ rệt. Dù xuất hiện nhiều thông tin trên Internet vẽ lên viễn cảnh tuyệt đẹp về hàng nghìn tỷ USD từ ngành công nghiệp mới, các “thợ mỏ” không gian vẫn chưa thu về bất kỳ nguồn lợi nào và chưa có dấu hiệu cho thấy, quá trình “hốt vàng” sẽ sớm diễn ra.

    Về mặt kỹ thuật, các tổ chức được vận hành bởi nhà nước đủ khả năng để biến kế hoạch thành hiện thực. Nhưng quá trình phóng tàu vũ trụ khỏi mặt đất, tiếp cận quỹ đạo tiểu hành tinh, hạ cánh an toàn và mang khoáng sản trở về vô cùng phức tạp, tốn kém, thậm chí là đầy rủi ro. Vấn đề nằm ở chỗ làm sao tối ưu hoạt động để mang về lợi nhuận. Điều này rõ ràng chưa thể đến trong tương lai gần.

    Một số người ca ngợi kế hoạch của Luxembourg, gọi đó là “tầm nhìn to lớn”. Nước này có thể học hỏi kinh nghiệm từ lần đáp robot thăm dò của Cơ quan vũ trụ châu Âu xuống sao chổi 67P vào năm 2014 để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tương lai.

    Vẫn còn đó những câu hỏi về vấn đề pháp lý, nhưng trước hết là rào cản kỹ thuật phần nào cản bước tham vọng của quốc gia nhỏ bé Luxembourg. Họ có thể cần sự trợ giúp nào đó từ bên ngoài cho mục đích kinh tế to lớn như vậy.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ