Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển thành công vaccine chống ung thư

    Dink,  

    Chúng ta đã có sẵn hệ miễn dịch trong cơ thể rồi, tại sao không thúc đẩy chúng chống lại ung thư?

    Đây được đánh giá là một bước tiến lớn trong ngành y học khi mà các nhà khoa học đã tạo ra được một vaccine có thể chống lại bệnh ung thư. Vaccine này sẽ giúp hệ miễn dịch của con người tấn công các khối u giống với cách chúng tấn công các virus, các chuyên gia nhận định một cách lạc quan đây có thể là cách chữa trị ung thư ít gây hại cho cơ thể con người và và ít tốn kém hơn so với các cách truyền thống.

    Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc nhiều quốc gia đã mô tả lại nghiên cứu của họ với phóng viên. Họ lấy một vài mảnh RNA của gen ung thư, cấy chúng vào những hạt chất béo siêu nhỏ và đưa vào máu của 3 bệnh nhân ung thư. Hệ thống miễn dịch của ba bệnh nhân này lập tức phản ứng bằng cách phát ra những tế bào T (một loại bạch cầu) để chống lại các tế bào ung thư này.

     Hình ảnh một đoạn RNA trong gen.

    Hình ảnh một đoạn RNA trong gen.

    Khi thử nghiệm trên chuột bạch, loại vaccine mới này cũng có khả năng tấn công những khối u đang phát triển mạnh. Đây là kết quả từ nghiên cứu của giáo sư Ugur Sahin Đại học Johannes Gutenberg của Đức.

    Những loại vaccine này được sản xuất rất nhanh và rẻ, và hầu như mọi mọi kháng nguyên chống ung thư đều có thể được mã hóa bằng RNA”.

    Theo như thông tin đưa ra bởi các nhà khoa học, cả ba bệnh nhân đều được cho những liều vaccine nhỏ, mục đích của việc thử nghiệm là không phải để xem mức độ hoạt động của vaccine sẽ tốt đến mức nào. Mặc dù hệ thống miễn dịch của ba bệnh nhân đều có phản ứng, không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh ung thư của họ có dấu hiệu mất hẳn đi.

    Nhưng diễn biến bệnh trên cả ba người đều có tiến triển. Bệnh nhân đầu tiên mắc sưng hạch bạch huyết, khối u của anh đã nhỏ lại sau khi được tiêm vaccine. Bệnh nhân thứ hai sau được cắt bỏ khối u, đã không còn ung thư trong 7 tháng kể từ khi sử dụng vaccine.

    Bệnh nhân thứ ba, người nặng nhất, có tới 8 khối u lan ra từ ung thư da và di căn tới phổi. Sau khi tiêm vaccine thì những khối u này đã ổn định lâm sàng.

    Các bạch cầu sẽ có khả năng chống lại những tế bào ung thư trong cơ thể bệnh nhân.
    Các bạch cầu sẽ có khả năng chống lại những tế bào ung thư trong cơ thể bệnh nhân.

    Loại vaccine mới này kích thích hệ miễn dịch sản sinh bạch cầu để tấn công lại những tế bào ung thư. Đây là một đột phá trong ngành y học khi mà những tế bào bạch cầu này chỉ “giải quyết” những vấn đề nhiễm trùng.

    Phương pháp mới này đã và đang được sử dụng để chữa trị một vài bệnh nhân ung thư vẫn đang trong quá trình thuyên giảm bệnh, dù đã được chữa trị 10 năm rồi.

    Cách chữa trị ung thư truyền thống có thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư tinh hoàn và một số dạng bệnh khác, nhưng với ung thư phổi, ung thư ác tính và ung thư não thì hoàn toàn khó chữa bằng các cách cũ.

    Vì thế, việc có thể tiêm thẳng vaccine giúp chống chọi lại ung thư vào trong máu của bệnh nhân sẽ là một bước tiến rất dài của y học.

    Tác dụng phụ của vaccine chỉ là sổ mũi thông thường, chứ không tới mức cực kì nguy hại cho sức khỏe như điều trị ung thư bằng hóa trị. Giáo sư Alan Melcher tại Viện Nghiên Cứu Ung Thư phát biểu: “Việc chữa trị ung thư bằng việc kích thích hệ miễn dịch bản thân là một lĩnh vực phát triển rất nhanh và cực kì thú vị. Trong những nghiên cứu mới của chúng tôi, những con chuột bạch và một số nhỏ bệnh nhân được tiêm vaccine mới đã có những phản ứng tích cực”.

    "Mặc dù vậy, việc nghiên cứu vẫn còn phải phát triển thêm nữa. Chúng tôi không chắc chắn rằng việc những con chuột bạch kia có phản ứng tích cực thì con người cũng vậy”, giáo sư Melcher bổ sung.

    Nếu thay thế được hóa trị trong điều trị ung thư, đây thực sư là sẽ bước tiến y học rất dài.
    Nếu thay thế được hóa trị trong điều trị ung thư, đây thực sư là sẽ bước tiến y học rất dài.

    Bác sĩ Helen Rippon, trưởng ban Nghiên Cứu Ung Thư Toàn Cầu nói “Chúng tôi đã biết được rằng hệ miễn dịch của con người có tiềm năm rất lớn trong cuộc chiến chống ung thư. Chúng ta có thể thay đổi và kích hoạt chúng tấn công những tế bào ung thư kia. Vì vậy mà chúng tôi đã đang đầu tư vào nghiên cứu lĩnh vực này 15 năm nay rồi. Và mới đây, những vaccine được biến đổi nhờ RNA đã mở ra một cánh cửa mới cho việc chữa trị ung thư”.

    Bà Rippon cũng nói thêm rằng những bước tiến này là cực kì có triển vọng, khi mà bệnh ung thư da là một trong những bệnh ung thư khó chữa nhất.

    Tuy có những bước tiến, nhưng việc nghiên cứu này cũng cần thêm nguồn nhân lực mới để có thể thử nghiệm với nhiều loại ung thư hơn, trong một khoảng thời gian dài hơn để có thể tìm ra được loại vaccine đủ tốt để chống lại ung thư. Nhưng nghiên cứu này cũng là một đột phá cực kì quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại.

    Theo Independent

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ