Lãnh đạo Google ấp úng khi bị hỏi về "gót chân Achilles" duy nhất tại thời điểm hiện tại
2 lần bị Amazon dẫn trước (1 lần với thành công của Echo, 1 lần khi trợ lý ảo Alexa được mở tới tay các nhà sản xuất phần cứng), Google vẫn chưa thực sự có kế hoạch giành lại vị trí dẫn đầu trong công cuộc phổ biến giao diện giọng nói.
Không khó để nhìn ra điểm yếu duy nhất của Google tại thời điểm hiện tại: điện toán giao diện giọng nói.
Trong buổi họp công bố kết quả kinh doanh cho quý 4/2016, các nhà phân tích thị trường đã đặt ra một câu hỏi rất khó trả lời cho bộ sậu lãnh đạo của Google: liệu gã khổng lồ tìm kiếm có đang phải đối mặt với một mối đe dọa lớn từ các thiết bị sử dụng giao diện giọng nói, vốn không hề sử dụng màn hình và do đó không thể hiển thị các mẩu quảng cáo vốn đã luôn là nguồn sống của Google?
Câu trả lời lấp lửng của CEO Sundar Pichai có thể khiến nhiều người phiền lòng: Google hiện đang cảm thấy "thoải mái" về những tiến triển có thể đến trong tương lai. Vị CEO gốc Ấn không hề hé lộ bất cứ chi tiết nào về phương hướng phát triển quảng cáo cho thời đại giao diện giọng nói sắp đến gần.
Thay vào đó, ông tìm cách trấn an giới đầu tư rằng mối đe dọa của các thiết bị như Amazon Echo hoặc chiếc loa Home do chính Google sản xuất là không hề lớn: "Giọng nói chỉ là một chế độ hiển thị. Người dùng sẽ có nhiều cách để tương tác với điện toán".
Theo Pichai, giao diện giọng nói hiện vẫn đang trong giai đoạn sơ khai. Vị CEO này cũng không quên nhắc lại thế mạnh của Google với hàng năm trời nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên và nhận diện giọng nói.
Song, bất chấp những thế mạnh đó, Google rõ ràng là đang gặp bất lợi trước đối thủ Amazon. Sau thành công bất ngờ của chiếc loa Echo, Amazon hiện đang rục rịch mở rộng phạm vi phủ sóng của trợ lý ảo Alexa, trong đó bao gồm cả các thiết bị của bên thứ 3. Câu trả lời của Google, chiếc loa Home hiện vẫn tỏ ra khá yếu ớt. Trợ lý ảo Assistant vẫn chưa đạt được mức độ phủ sóng sâu rộng như Alexa và Siri.
Với xu thế công nghệ của thời đại mới, Google sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: không bám đuổi thì bị đối thủ giành doanh thu, bám đuổi thì doanh thu quảng cáo truyền thống bị ảnh hưởng. Sự lưỡng lự này thể hiện rất rõ trong những câu trả lời không đầu không cuối của CEO Sundar Pichai:
"Chúng tôi sẽ nghĩ về giao diện giọng nói ở khía cạnh chiến lược lâu dài. Tôi thấy tìm kiếm bằng giọng nói chứa đựng nhiều cơ hội hơn là thử thách".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời