Lập website giả mạo Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, giả danh chữ ký của tỷ phú Trần Đình Long để lừa đảo
Hiện nay, nhiều đối tượng giả danh các tỷ phú, công ty niêm yết, ngân hàng để lợi dụng lòng tin, qua đó, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Du học sinh Anh suýt mất 8,7 tỷ đồng vì chiêu lừa đảo qua điện thoại, tài khoản ngân hàng cũng có nguy cơ mất sạch tiền
- Đột nhập "trụ sở" lừa đảo quy mô trăm tỷ lúc rạng sáng: 4 giờ truy bắt 155 đối tượng người Việt, thu 500 điện thoại, hàng nghìn sim không chính chủ, tài liệu...
- Hàng chục công an tấn công 4 căn nhà cho thuê, bắt 14 đối tượng lừa đảo qua mạng tiền tỷ của 23.000 người: Ai là bị hại liên hệ ngay!
- Người dân tuyệt đối không tin vào dịch vụ "hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo" trên MXH
- Cách tải và sử dụng nTrust - Ứng dụng phát hiện kẻ lừa đảo cho người Việt hot nhất hiện nay
Mới đây, Tập đoàn Vingroup (VIC) bị các đối tượng cá nhân/tổ chức giả mạo, lập website na ná giống hệ sinh thái Vingroup để lừa đảo, thu lợi bất chính.
Cụ thể, đối tượng lừa đảo tạo ra các "quỹ phát triển" thương mại dịch vụ, y tế, công nghệ... để mời gọi nhà đầu tư rót tiền, từ đó chiếm đoạt tài sản. Đối tượng vẽ ra các quỹ đầu tư quy mô nghìn tỷ đồng, đạt tiến độ tới 72% để kêu gọi đầu tư ít nhất 30 triệu đồng, sau 15 phút sẽ hưởng ngay mức lợi nhuận 1,32%. Đối tượng này còn hứa, nếu mức tối thiểu 100 triệu đồng, sau 30 phút sẽ hưởng ngay mức lợi nhuận 4,23%.
Ngoài ra, nhóm còn đưa thông tin về quỹ triển công nghệ công nghiệp (gắn logo VinFast) có quy mô 6.656 tỷ đồng, đã đạt tiến độ tới 89%. Khi đầu tư tối thiểu 300 triệu đồng, sau 30 phút sẽ hưởng ngay mức lợi nhuận 5,56%.
Tương tự, vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát, cũng nhận được thông tin về việc nhiều cá nhân/tổ chức đã mạo danh doanh nghiệp lừa đảo, thu lợi bất chính bằng nhiều thủ đoạn như mời tuyển dụng, kêu gọi đầu tư vào dự án.
Cụ thể, đối tượng lừa đảo lấy tất cả logo, thông tin và hình ảnh thương hiệu của Tập đoàn, tạo ra các website giả mạo như http://hoaphat.cc/mobile/index.html; https://hptrading.site/ để kêu gọi đầu tư đầy hấp dẫn.
Chẳng hạn "Dự án phát triển sản xuất thép nội địa quy mô 253 tỷ đồng, đã đạt tiến độ tới 48%, cần đầu tư ngay, nếu đầu tư mức tối thiểu 2 triệu đồng, sau 15 phút sẽ hưởng ngay mức lợi nhuận 1,32%".
Thậm chí, các đối tượng còn giả mạo chữ ký của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát để "ký tươi, đóng dấu đỏ" làm thành thông báo "Chấn chỉnh quy định thực hiện giờ giấc, chấp hành nội quy, quy chế, quy định của Công ty trong giai đoạn thực hiện triển khai dự án".
Tập đoàn Hòa Phát khẳng định không kêu gọi đầu tư vào bất kỳ một dự án nào của Tập đoàn. Đồng thời, Hòa Phát đã nhiều lần cảnh báo trên website và các kênh truyền thông của Tập đoàn, thực hiện lập vi bằng và phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín