Lei Jun - người ta gọi ông là Steve Jobs của Trung Quốc

    Lê Linh,  

    Mặc kệ những lời chỉ trích đến từ chính Apple, Lei Jun vẫn bình thản đưa Xiaomi trở thành bá chủ thị trường Trung Quốc. Ông cũng không còn quan tâm người ta nói mình giống Steve Jobs hay không nữa vì giờ đây, ông đang nghĩ đến những thứ to lớn hơn thế.

    ------------------------------------------------

     

    Người ta gọi ông là Steve Jobs của Trung Quốc, và có lẽ biệt danh này không hề được trao nhầm người. Chỉ mới đây thôi, công ty của CEO 45 tuổi này đã vươn lên trở thành startup giá trị nhất thế giới với giá trị vốn hóa lên tới 46 tỷ USD.

    Hàng năm, như đã thành thông lệ, Lei sẽ lại xuất hiện đầy quen thuộc với giầy thể thao, quần bò và sơ mi đen mở cúc cổ, đứng trước đám đông hào hứng chờ đợi sản phẩm mới nhất ông ấp ủ suốt nửa thập kỷ trước. Lei chắc chắn sẽ xuất hiện bên cạnh những tấm ảnh cỡ lớn chụp hình bất cứ sản phẩm nào đang rao bán hay chộp được lúc ông say sưa phân tích quy cách sản phẩm.

    Chỉ khi thấy đám đông có vẻ chùng xuống vì nghĩ rằng chương trình đã kết thúc, thì dòng chữ “One more thing” (Một điều nữa) màu trắng mới dần dần xuất hiện đầy khơi gợi trên font nền xanh đen. Đó là điều mà Steve Jobs đã từng khiến fan hâm mộ của Apple vỡ òa trong ngạc nhiên vào phút cuối của buổi ra mắt.

    Dấu ấn quen thuộc của một bóng hình quen thuộc được tìm thấy ở Lei Jun

    Dấu ấn quen thuộc của một bóng hình quen thuộc được tìm thấy ở Lei Jun

    Tốt nghiệp đại học Vũ Hán – một trong những trường đầu tiên ở Trung Quốc đào tạo ngành kỹ sư máy tính, ở tuổi trưởng thành, công nghệ trở nên không thể thiếu với Lei như bữa ăn giấc ngủ. Thời gian đầu Lei làm việc tại Kingsoft – một công ty phần mềm chuyên đưa ra các giải pháp tăng năng suất tương tự như Microsoft Office.

    Ông bắt đầu được biết đến như một người làm công chăm chỉ và được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành sau 5 năm cống hiến. Quả đúng: “Đường dài mới biết ngựa hay” - vào năm 2007, sau 4 thất bại liên tiếp, công ty cuối cùng cũng thành công khi có mặt trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong. Lei nhanh chóng rời Kingsoft với lý do cảm thấy “kiệt sức”. Trong những năm tiếp theo, ông lại “nhúng tay” vào những thương vụ mới, đầu quân cho UCWeb, được sáp nhập bởi Alibaba năm ngoái. Đây cũng chính là bước ngoặt đưa Lei lên vị thế của hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc. Một trong những nhà đầu tư đầu tiên được Lei tư vấn lấn sân vào thị trường điện thoại di động là Richard Liu.

    “Anh được coi là thành công và tài năng” – giám đốc quản lý Morningside Group – doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm đặt ở Thượng Hải, cho hay - “Ném mình vào đấu trường thêm lần nữa có đáng không?”

    Lei đã chấp nhận điều này để rồi quay sang tập hợp một nhóm, tiền thân của Xiaomi hiện tại. Trong số những thành viên được tuyển có Lin Bin, cựu giám đốc điều hành Google tại Trung Quốc. Sau những đêm trằn trọc cùng nhau bên ấm trà hoa cúc, Lei cùng cộng sự quyết định bắt đầu mạo hiểm trong phi vụ mới.

    Trung Quốc nổi tiếng với hàng tá nhà sản xuất smartphone. Nhưng điều này lại khác biệt: họ không đầu tư quảng cáo mà sẽ bán trực tiếp để tránh khoản chiết khấu cho nhà bán lẻ, cũng như dựa vào sự trung thanh thương hiệu của khách hàng để quảng bá với toàn thế giới bằng truyền thông xã hội.

    Công ty non trẻ này bắt đầu thu lợi nhuận vào năm 2010 khi tung ra phiên bản hệ điều hành Android dung lượng nhẹ có thể sử dụng thay thế phần mềm trước đó, để tương thích với nhiều điện thoại sản xuất bởi các hãng khác nhau. Đây quả là bước đệm khôn ngoan nhằm thu hút các đối tượng có hứng thú trước khi cân nhắc đến công đoạn đắt đỏ hơn: thiết kế điện thoại.

    Khi những thiết bị này cuối cùng cũng được ra mắt ngay vào năm sau, họ đã mau lẹ hướng đến thu hút người dùng Trung Quốc. Kiểu dáng đẹp, tích hợp đa chức năng với giá thành cạnh tranh, Xiaomi không khó khăn để đánh bại những đối thủ cạnh tranh và soán ngôi vị đầu bảng cho thương hiệu smartphone phổ biến nhất Trung Quốc. Mẫu điện thoại Xiaomi bán ra rẻ hơn hàng trăm đô la so với các sản phẩm mới nhất từ Apple hay Samsung. Chúng trở thành niềm khát khao mỗi khi xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh hay Thượng Hải.

    Ở quốc gia vẫn tồn tài suy nghĩ hàng ngoại tinh xảo hơn cùng chất lượng tốt hơn, Xiaomi có lẽ được coi là thương hiệu nội địa đáng mơ ước đầu tiên tại Trung Quốc. “Lei Jun đã đưa nó lên một tầm cao mới” – Phillip Lisio – tư vấn viên từng làm việc cho Xiaomi cho biết. “Anh ấy nằm trong số những người đầu tiên nhận ra rằng người tiêu dùng Trung Quốc thực sự cần một thương hiệu nơi họ có thể đặt niềm tin”.

    Ở tuổi 45, Lei dường như đã vượt xa hơn cả thủ lĩnh công nghệ quá cố xuất thân California - người từng sở hữu  thương hiệu máy tính hàng đầu Hoa Kỳ với tầm nhìn đáng nể. Lei bùng nổ với những ý tưởng. Năm ngoái ông phát ngôn trên CNN rằng mình đã rất mệt mỏi vì bị so sánh với Jobs. Những người đang không ngừng “đối chiếu” ông và cố CEO Apple thì vẫn luôn đưa ra những lời “ngợi khen” nửa đùa nửa thật, ngụ ý rằng thành quả của Lei chẳng phải do khả năng nhìn xa trông rộng, đơn giản chỉ là sự bắt chước đến từng chi tiết mà thôi.

    Năm ngoái, Jony Ive, một cộng sự thân tín của Jobs trước đây đã được hỏi liệu ông có cảm thấy chút “tự hào” khi Xiaomi và nhiều đối thủ đến từ châu Á khác dường như đang “sao chép” mẫu sản phẩm của Apple. “Tôi nghĩ đó là ăn trộm và lười biếng”- vị giám đốc thiết kế trả lời. Trong lúc đó, Xiaomi kịch liệt phủ nhận điều này, rằng Mi phone và Mi pad không phải “đồ ăn cắp” từ các công ty khác (như iPhone và iPad của Apple, chẳng hạn).

    Vài tháng trước, những nhà đầu tư hàng đầu thế giới đã không tiếc lời thẳng thắn khen ngợi Lei đồng thời hỗ trợ khoản vốn 1,1 tỷ USD cho công ty ông. Giá trị Xiaomi hiện nay là 46 tỷ USD, vượt mặt bất cứ startup nào trên thế giới. Theo đó, vị trí của Lei trên Forbes cũng thăng hạng với 9,1 tỷ USD tài sản cá nhân ước tính vào năm ngoái.

    Tiền sẽ nằm trong tay khi công ty còn theo đuổi những tham vọng vươn xa ngoài lãnh thổ Trung Quốc (Xiaomi hiện tại còn bán hàng tại Ấn Độ) và không dừng lại ở smartphone. Một chiếc tablet đã ra mắt cuối tháng 5 vừa qua cũng với nhiều dòng sản phẩm đa dạng khác từ TV cho đến máy lọc không khí hay điện toán đám mây.

    Nhưng có vẻ các nhà sáng lập Xiaomi vẫn “đều đều” nhận cả những lời ca tụng lẫn chỉ trích. Mặc kệ những điều đó, Lei vẫn bình thản: “Thậm chí một con lợn cũng sẽ bay được nếu nó đứng ở trung tâm của cơn lốc” – câu nói ưa thích của Lei là đây.

    Xiaomi không còn là chú lợn nhỏ bé phải tìm đến cơn lốc nữa, bản thân nó giờ đã là một trận cuồng phong.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ